Những hạn chế trong kiểm toán nội bộ tại Agribank
Những hạn chế trong kiểm toán nội bộ tại Agribank
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động KTNB của Agribank vẫn còn nhiều hạn chế, có thể khái quát nhƣ sau:
Thứ nhất, công tác kiểm toán nội bộ chưa đƣợc định hướng phát triển theo hƣớng thực hiện các chuẩn mực kiểm toán nội bộ cũng nhƣ các thông lệ quốc tế về thực hành kiểm toán nội bộ nên kết quả thu đƣợc còn khiêm tốn và bộc lộ rõ nhiều khiếm khuyết.
Thứ hai, công tác kiểm toán nội bộ cũng chậm đổi mới trong các năm qua, không có nhiều cải tiến để phát huy hết lợi ích đóng góp cho sự phát triển của NH. Từ phƣơng pháp, nội dung, quy trình kiểm toán, con ngƣời… ít đƣợc đầu tƣ, quan tâm.
Thứ ba, so với các Ngân hàng cùng quy mô, trình độ thì kiểm toán nội bộ của Agribank còn ở những bƣớc ban đầu mới mẻ, chƣa phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu, tỏ ra là một bộ phận hết sức mờ nhạt trong tổng thể hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể là:
1. Nội dung kiểm toán còn bất cập
– Một là, nội dung kiểm toán nội bộ còn phân tán, chưa tập trung nhiều vào kiểm toán hoạt động.
Về cơ bản, chức năng kiểm toán nội bộ gồm: kiểm toán hoạt động, kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ. Theo quan điểm quốc tế, kiểm toán nội bộ nên tập trung vào chức năng kiểm toán hoạt động nhiều hơn trên cơ sở tìm hiểu những yếu kém trong quy trình vận hành tại đơn vị, từ đó đƣa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động. Thực tế kiểm toán nội bộ của Agribank vẫn chƣa thực sự đi đ ng hƣớng. Sự lệch lạc thể hiện ở chỗ bộ phận KTNB của Agribank hầu nhƣ chỉ tập trung vào kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ các quy định của Pháp luật, NHNN và của bản thân ngân hàng về các hoạt động, nghiệp vụ tại đơn vị, bộ phận đƣợc kiểm toán) và kiểm toán báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý các khoản mục trên báo cáo tài chính, nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính của ngân hàng), trong khi kiểm toán hoạt động đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ) – một chức năng kiểm toán đƣợc coi là chủ chốt, hạt nhân của kiểm toán nội bộ – lại không đƣợc coi trọng. Chức năng kiểm toán hoạt động không đƣợc quan tâm nên đã bỏ qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro…do đó cũng không đánh giá đƣợc tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ của toàn thể hoạt động kinh doanh NH. Hệ quả tiếp theo chính là công tác KTNB tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB mà mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm bề nổi.
– Hai là, phạm vi của kiểm toán nội bộ còn hạn chế so với yêu cầu của Basel
Mặc dù thời gian qua bộ phận KTNB của Agribank đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đƣợc kiểm toán, tuy nhiên nhƣ thế vẫn chƣa đủ. Vẫn còn một số mảng hoạt động chƣa đƣợc quan tâm, chẳng hạn nhƣ đầu tƣ tài chính, đầu tƣ xây dựng, đặc biệt nghiệp vụ Kinh doanh vốn chƣa từng đƣợc kiểm toán là một hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới bởi đây là mảng nhạy cảm, nếu rủi ro thì mức độ ảnh hƣởng vô cùng nghiêm trọng và đã từng gây ra tổn thất đáng kể cho Ngân hàng.
Thêm vào đó, bộ phận chƣa có kế hoạch kiểm toán đón đầu, đặc biệt đối với các nghiệp vụ mới hay lĩnh vực công nghệ thông tin. Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chƣa tiến hành rà soát độc lập tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro bởi hiện tại, Ngân hàng chƣa xây dựng khung quản trị rủi ro toàn diện nên chƣa có quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của bộ phận Kiểm toán Nội bộ. Tuy vậy, không thể chờ đợi khi có khung quản trị rủi ro toàn diện theo khuyến nghị của Basel II đƣợc thiết lập thì mới tiến hành kiểm toán về quản trị rủi ro. Tại thời điểm này, kiểm toán nội bộ hoàn toàn có thể thực hiện đánh giá chất lƣợng công việc của bộ phận quản lý rủi ro, giám sát tuân thủ, đặc biệt là yêu cầu về an toàn vốn.
2. Phương pháp tiếp cận kiểm toán chưa được thực hiện đúng nghĩa
– Thứ nhất, quy trình đánh giá rủi ro trước khi lập kế hoạch kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn
Bộ phận KTNB tại Agribank đã xây dựng phƣơng pháp luận mang tính chủ đạo xuyên suốt là phƣơng pháp định hƣớng rủi ro. Rủi ro ở đây bao gồm bất cứ trở ngại nào có thể ảnh hƣởng tới việc thực hiện mục tiêu của ngân hàng, bao gồm cả những mối nguy hiểm, các cơ hội và sự không chắc chắn đến từ bên ngoài và nội tại ngân hàng. Với phƣơng pháp luận này, tần suất kiểm toán và mức độ phân bổ nguồn lực của ngân hàng cho hoạt động kiểm toán đƣợc quyết định dựa trên kết quả phân loại rủi ro của từng đơn vị kinh doanh, từng hoạt động kinh doanh cụ thể. Mức độ rủi ro càng cao thì tần suất kiểm toán càng lớn và càng đƣợc ngân hàng ƣu tiên về nguồn lực. Phƣơng pháp này gi p cho KTNB hoạt động hiệu quả và có thể tập trung nhiều thời gian, nguồn lực cho những đối tƣợng kiểm toán có mức độ rủi ro trung bình và cao.
Tuy nhiên, vấn đề nổi lên ở đây là sự lúng túng trong thực hiện phƣơng pháp đánh giá rủi ro. Hiện nay, Agribank vẫn chƣa xây dựng mô hình đánh giá rủi ro khoa học và phù hợp, dẫn đến việc thiếu những cơ sở đáng tin cậy cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
– Các đơn vị kinh doanh, phòng ban…chƣa chủ động xây dựng danh mục rủi ro tiềm tàng.
– Trên cơ sở đó, kiểm toán nội bộ cũng chƣa xây dựng đƣợc danh mục rủi ro, chƣa thƣờng xuyên trao đổi với các phòng ban, đơn vị kinh doanh để cập nhật các rủi ro đó.
Kết quả là phân bổ nguồn nhân lực, tài lực và thời gian quá nhiều cho những nghiệp vụ, đơn vị có mức độ rủi ro thấp trong khi những nghiệp vụ, đơn vị chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động lại thiếu sự giám sát và tƣ vấn cần thiết nên còn để nhiều sai phạm lọt qua sàng lọc của kiểm toán nội bộ. Mặc dù kiểm toán nội bộ đã bƣớc đầu thực hiện chấm điểm rủi ro với một bộ tiêu chí khá đầy đủ và trọng số điều chỉnh, nhƣng đơn vị còn lúng túng trong việc lập ma trận rủi ro, phân loại rủi ro (là cao, trung bình hoặc thấp) nên việc lựa chọn đơn vị hoặc quy trình đƣợc kiểm toán chƣa chắc đã chuẩn xác.
– Thứ hai: Chức năng tư vấn so với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành còn mờ nhạt.
KTNB trong NHTM có 5 chức năng cơ bản: kiểm tra, đánh giá, xác nhận, tƣ vấn, đào tạo. Tuy nhiên, công tác KTNB ở các NHTM hiện nay hầu nhƣ chỉ nặng về kiểm tra, trong khi đó một chức năng quan trọng của KTNB là tƣ vấn, tức là đƣa ra các đề xuất, khuyến nghị đối với các đơn vị đƣợc kiểm toán lại hầu nhƣ không có, mà chủ yếu tập trung vào việc chấn chỉnh các sai phạm, hoặc các khuyến nghị đƣa ra cũng chỉ mang tính chất chung chung, không thật sự chất lƣợng và chƣa có tính xây dựng đối với đơn vị đƣợc kiểm toán. Agribank cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế là có sự chồng chéo, nhầm lẫn giữa hoạt động kiểm toán nội bộ với kiểm tra (của kiểm soát nội bộ), của thanh tra NHNN và bỏ trống hoạt động tƣ vấn, gi p đỡ các đơn vị. Chính vì vậy mà kết quả làm việc của kiểm toán nội bộ rất hạn chế, nhiều sai phạm không phát hiện đƣợc cho tới khi có sự vào cuộc của các cơ quan bên ngoài nhƣ kiểm toán độc lập, thanh tra chính phủ [17]. Có thể thấy trong thời gian qua, Agribank đã để xảy ra rất nhiều sai phạm. Các sai phạm này hầu hết đều xuất phát từ rủi ro đạo đức, do nhân viên ngân hàng cố ý làm trái quy định hoặc thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng; và đều không đƣợc bộ phận KTNB phát hiện qua quá trình kiểm toán mà chỉ đƣợc phơi bày bởi Thanh tra Chính Phủ hay Kiểm toán nhà nƣớc hoặc Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc… Điều này khiến NCS nghi ngờ về hiệu quả của bộ phận KTNB tại Agribank nói chung và khả năng tƣ vấn nói riêng của kiểm toán nội bộ.
3. Quy trình kiểm toán cần được hoàn thiện hơn
Quy trình kiểm toán nội bộ quy định các quy trình và hƣớng dẫn chi tiết về phƣơng thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lƣu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, quy trình KTNB của Agribank còn khá chung chung, thường được quy định dưới dạng các phụ lục và chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ tín dụng, chưa tiệm cận với thông lệ quốc tế, chưa bài bản ngay cả khi so với các ngân hàng trong nước.
Bước lập kế hoạch kiểm toán: Tính toàn diện và định hướng rủi ro trong kiểm toán nội bộ chưa được đáp ứng.
Mặc dù trong các văn bản, chính sách kế toán yêu cầu bộ phận kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán định hƣớng rủi ro và đảm bảo tính toàn diện trong kiểm toán, nhƣng trên thực tế, yêu cầu này chƣa đƣợc đáp ứng triệt để trong triển khai, nhiều lĩnh vực nghiệp vụ có rủi ro cao hoặc nhiều đơn vị dù là đƣợc đánh giá có mức rủi ro thấp chƣa bao giờ đƣợc kiểm toán nội bộ đánh giá, rà soát.
Xem thêm: Những kết quả đạt được trong kiểm toán nội bộ tại Agribank
Bước thực hiện kiểm toán
– Khi thực hiện kiểm toán thì chủ yếu tập trung vào thủ tục kiểm toán riêng lẻ, trong khi đó thủ tục kiểm toán hệ thống vẫn còn bị hạn chế áp dụng.
Cụ thể là, tập trung vào kiểm toán riêng lẻ, Agribank sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng chứng minh sự trung thực hợp lý của các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp (IPCAS và hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán…)
Về thử nghiệm hệ thống, kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng ở mức độ xác nhận chứ ít thực hiện ở nội dung phân tích. Do mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ kiểm toán còn mang tính chất của thanh tra, kiểm tra, xác nhận thông tin, tìm ra sai phạm cụ thể nên KTV áp dụng chủ yếu là thủ tục kiểm toán trên từng bộ hồ sơ nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các thông tin hoặc xác nhận có đƣợc thực hiện đầy đủ theo quy trình không. Phƣơng pháp kiểm toán hệ thống nhằm đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống các thủ tục kiểm soát nội bộ ít đƣợc sử dụng hơn, hoặc nếu đƣợc sử dụng thì với tỷ trọng rất nhỏ. Chính vì sự hạn chế về kỹ thuật kiểm toán này nên năng suất và chất lƣợng kiểm toán không cao, thậm chí qua nhiều vụ án trọng điểm xảy ra ở Agribank, ta thấy lỗ hổng quy trình rất lớn nhƣng kiểm toán nội bộ không hề phát hiện những thiếu sót. Đó chính là do việc hạn chế thủ tục phân tích trong kiểm toán hoạt động.
– Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rất nhiều hạn chế, NH chưa có phần mềm kiểm toán chuyên dụng mà chỉ sử dụng phần mềm IPCAS là phần mềm chung cho hoạt động ngân hàng.
Bước lập báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán còn chung chung, chưa có nhiều giá trị:
Việc đánh giá hệ thống các thủ tục kiểm soát nội bộ gài đặt trong quy trình hoạt động còn rất mờ nhạt. Khi kiểm tra, kiểm toán mới chỉ đơn thuần tìm kiếm các sai phạm bề nổi còn nguyên nhân sâu xa mang tính hệ thống thì chƣa tìm thấy, hoặc ít nhất là chƣa thấy đề cập cụ thể trong các báo cáo kiểm toán. Thực tế, việc áp dụng phƣơng pháp kiểm toán hệ thống là bắt buộc đối với bất cứ cuộc kiểm toán nào, mục tiêu kiểm toán là gì. Bởi đó là phƣơng pháp đánh giá hệ thống các thủ tục kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định rủi ro kiểm toán.
Kết quả mà kiểm toán viên thu đƣợc là không đầy đủ, nguyên nhân của sai phạm không đƣợc chỉ ra tận gốc rễ. Công tác kiểm toán chỉ dừng lại ở mức kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ, quy trình nghiệp vụ, hơn nữa vì là kiểm tra sau khi có những rủi ro đã xảy ra nên không có tính dự báo để phòng tránh. Đặc biệt, không có hƣớng dẫn hay yêu cầu cụ thể về việc kiểm tra, rà soát quy trình nghiệp vụ nhằm tìm ra những rủi ro mang tính hệ thống, nhằm xem xét cụ thể các chốt kiểm soát gài đặt trong quy trình… Do đó, giá trị của các đề xuất, khuyến nghị là không cao bởi chỉ đi vào việc xử lý sai phạm bề nổi mà không đi vào cải tiến quy trình hoạt động, cải thiện chất luợng kiểm soát nội bộ gài đặt trong quy trình. Điều đó có nghĩa là KTNB hƣớng vào phát hiện sai phạm nhiều hơn là ngăn chặn sai phạm. Để xẩy ra nhiều sai phạm pháp luật trong thời gian vừa qua mà không có sự cảnh báo, phát hiện kịp thời của kiểm toán nội bộ cho thấy hiệu quả và chất lƣợng của kiểm toán nội bộ cần phải đƣợc xem xét lại một cách nghiêm túc.
Bước giám sát thực hiện kiến nghị của kiểm toán
Chưa có quy định cụ thể về chế tài đối với việc không thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nên các kết luận của KTV chưa được quan tâm và thực hiện quyết liệt tại các đơn vị có sai phạm. Nhiều bộ phận nghiệp vụ, chi nhánh trong hệ thống Agribank chƣa nhận thức đ ng về ý nghĩa của công tác kiểm toán nội bộ; do đó những bộ phận, chi nhánh này không nghiêm túc thực hiện chỉnh sửa, khắc phục các sai sót theo kiến nghị mà đoàn KTNB đƣa ra. Thêm vào đó, Agribank lại chƣa có quy định về việc áp dụng chế tài đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm toán. Việc các kiến nghị của KTNB không đƣợc quan tâm đ ng mức khiến cho hiệu quả tƣ vấn của công tác KTNB bị giảm sút. Thậm chí, có tƣ tƣởng cho rằng cần ƣu tiên thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc trƣớc khi thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nội bộ bởi dù sao kiểm toán nội bộ cũng là “ngƣời nhà”.
Dựa vào các phân tích trên đây, NCS mạnh dạn tóm tắt lại những đánh giá của mình một cách tổng quan nhƣng s c tích về thực trạng kiểm toán nội bộ tại Agribank. Phần đánh giá này đƣợc thực hiện trên cơ sở đối chiếu với các thông lệ tốt nhất liên quan đến kiểm toán nội bộ quốc tế nhƣ IIA, Basel, Coso…