Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính
Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính góp phần rất quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia – đây là yếu tố sống còn của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế sâu rộng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói như vậy tại cuộc làm việc với lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương nhằm kiểm điểm, đánh giá việc triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH) sáng ngày 31/3. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số Bộ, ngành hữu quan.
Theo Thủ tướng, cải cách TTHC giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó tăng cường lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh của đất nước, lòng tin của người dân đối với bộ máy Nhà nước. “Nhà nước của dân, do dân, vì dân; nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ chính là ở đây. Bây giờ không phải bằng lời nói nữa mà phải bằng hành động, việc làm cụ thể” – Thủ tướng yêu cầu.
Hoạt động cải cách hành chính nhà nước được đặt trong môi trường các yếu tố tác động từ bên ngoài hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Trong điều kiện cụ thể, các yếu tố đó luôn thay đổi. Hoạt động hành chính nhà nước là là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước đến các đối tượng quản lý. Lý thuyết quản lý đã chỉ ra rằng: Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà các cơ quan quản lý các nhà quản lý cần tìm kiếm một cách thức tác động quản lý phù hợp mới đem lại kết quả, hiệu quả. Khi môi trường bên ngoài thay đổi, các nhà quả lý phải thay đổi cách quản lý phù hợp. Điều này thể hiện rõ nhất khi Việt Nam chuyển đổi cơ chế kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đòi hỏi cách thức quản lý nhà nước về kinh tế đã bắt buộc phải cải cách hành chính nhà nước.
Cải cách hành chính nhà nước củng xuất phát từ những sự thay đổi bên trong của hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Sự thay đổi đó xẩy ra trên bốn nhóm yếu tố: Thể chế hành chính nhà nước, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức, tài chính công cùng với sự tác động của phát triển khoa học công nghệ.