Phân loại vốn của doanh nghiệp
Phân loại vốn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phân loại vốn để khai thác, sử dụng và quản lý vốn hiệu quả. Có một số cách phân loại vốn cơ bản sau đây
* Theo đặc điểm luân chuyển của vốn: Vốn được chia thành VCĐ và VLĐ
– Vốn cố định: là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Hay VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong DN. Trong quá trình luân chuyển VCĐ có các đặc điểm như: VCĐ chu chuyển từng phần dần dần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh; VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng luân chuyển; VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển khi tái đầu tư được TSCĐ, tức là DN thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
– Vốn lưu động: là số tiền ứng trước để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình chu chuyển VLĐ có các đặc điểm như: VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua từng giai đoạn của quá trình SXKD; VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Xem thêm: Khái niệm vốn của doanh nghiệp
* Theo kết quả của hoạt động đầu tư: Vốn được phân thành 3 loại chính:
– Vốn đầu tư vào TSLĐ: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD của DN, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư vào TSCĐ: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình, bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, các khoản chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu độc quyền, giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của DN…
– Vốn đầu tư vào TSTC: là số vốn DN đầu tư vào các TSTC như cổ phiếu, trái phiếu DN, trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá trị khác.