Khái niệm vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
Khái niệm vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể được quan sát từ những góc nhìn khác nhau, cách tính toán quy mô vốn chủ sở hữu cũng khác nhau từ những góc nhìn này:
– Cách tính dựa trên quan niệm những giá trị nào không phải hoàn trả theo cam kết đều thuộc sở hữu của chủ ngân hàng:
Vốn chủ sở hữu = (b ng) Tổng tài sản có – (trừ) Tổng công nợ
– Cách tính mở rộng: dựa trên quan điểm mở rộng từ thực tiễn là có một số khoản nợ lưỡng tính: trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi có thời hạn, …
– Khi đánh giá theo theo giá trị thị trường của các tài sản và công nợ
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản đánh giá theo giá trị thị trường – Tổng công nợ theo giá trị thị trường.
Hay nói cách khác, Vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu (1) +/- giá trị đánh giá lại theo giá trị thị trường.
– Về phía nhà đầu tư có thể tính toán theo giá trị vốn hóa thị trường, trong trường hợp này
Vốn chủ sở hữu = Thị giá cổ phiếu x (nhân) Số lượng cổ phiếu phổ thông được phát hành.
Khái niệm về giá trị rủi ro có liên quan mật thiết đến vốn chủ sở hữu và việc tính toán này là cơ sở xác định tỷ lệ vốn tối thiểu. Trong các áo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán của các NHTM Việt Nam, phần ghi chú/thuyết minh có những mục nêu chi tiết về tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu và phần quản lý rủi ro tài chính, những phần này đề cập đến rủi ro, giá trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Trong các quy định của Ủy Ban Basel, đặc biệt trong Hiệp ước Basel III, những định nghĩa, cách xác định về vốn (Capital) ngân hàng được đưa ra rất cụ thể, Ủy an Basel đã xuất bản một ấn phẩm hỏi đáp về định nghĩa vốn. Trong dài hạn, những quy định về vốn ngân hàng sẽ đi theo những quy định này, tất yếu ngành ngân hàng Việt Nam cũng đi theo các quy định mới nhất là Basel III sau khi căn ản hoàn tất tuân thủ theo asel II và ngành ngân hàng ước sang những giai đoạn phát triển mới đồng hành với nền kinh tế. Những định nghĩa, cách xác định phần lớn tương tự như những quy định trong Basel II.
Xem thêm: Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Đối với các NHTM, về cơ bản, vốn chủ sở hữu ngân hàng có thể được hiểu như sau. Ở nghĩa hẹp, vốn chủ sở hữu là khoản tiền mà các cổ đông, các chủ sở hữu đóng góp (vốn thực góp) để được hưởng các thu nhập của ngân hàng trong tương lai. Ở nghĩa rộng và sâu sắc hơn, vốn chủ sở hữu ngân hàng được nhìn nhận như các khoản nguồn vốn của chủ ngân hàng dành cho việc hỗ trợ các hoạt động ngân hàng. Định nghĩa như vậy bao gồm các quỹ dự trữ của ngân hàng và được gọi là nguồn vốn của các cổ đông. Trải qua quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu có thể tích tụ tăng lên hoặc giảm xuống.
Tuy nhiên đối với các nhà quản lý nhà nước, vấn đề về tính đầy đủ của vốn ngân hàng là vô cùng trọng yếu, đặc biệt sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến một trong những giải pháp mà chính phủ một số nước hay sử dụng để cứu vãn hệ thống ngân hàng là cứu trợ-quốc hữu hóa, sử dụng nguồn vốn của chính phủ để cứu vãn sự sụp đổ của các ngân hàng. Thực tế là các nhà quản trị ngân hàng và các cơ quan quản lý có chủ đề nghiên cứu liệu mức vốn chủ sở hữu có được xem là thích hợp và đầy đủ đối với mức rủi ro ngày càng gia tăng.
Theo Luật tổ chức tín dụng của Việt nam năm 2010 của có qui định về vốn tự có, trong luật này cũng nêu về vốn pháp định và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp không thấp hơn vốn pháp định. Với các ngân hàng TMCP Việt Nam, vốn điều lệ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá về quy mô của một ngân hàng, và được quy định là vốn góp hay vốn thực góp (paid-in capital) bởi các cổ đông của ngân hàng.
Trước đây, khái niệm về vốn tự có (tiếng Pháp: capitaux propres) thường được sử dụng rộng rãi hơn khái niệm vốn chủ sở hữu, và về cơ ản vốn tự có chỉ bao gồm vốn góp của các cổ đông và các loại vốn khác hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, trong khi thời gian gần đây khái niệm vốn chủ sở hữu được dùng phổ biến hơn, đặc biệt khi các hiệp ước Basel về vốn ngân hàng được áp dụng trong các ngân hàng trên toàn cầu. Do vậy khi nói về vốn ngân hàng, cần xác định rõ giữa các khái niệm này, bởi hiệp ước Basel đề cập đến vốn ngân hàng (Capital) là nói đến vốn chủ sở hữu (shareholders’ equity) và các nguồn vốn khác tương đương vốn chủ sở hữu.
Pingback: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng?