Quy định của Luật Cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
ThS30.002_Quy định của Luật Cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam | Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế| Trường Đại học Kinh Tế
Trong thời đại nền kinh tế hiện nay, các thương vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp đang gia tăng nhanh chóng về số lượng, đây là kết quả tất yếu của việc toàn cầu hóa nền kinh tế. Chính vì sự gia tăng của các giao dịch này, chúng ta cần phải có một cơ chế để kiểm soát và quản lý những hoạt động này một cách có hiệu quả. Luận văn này sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, cùng với việc phân tích một số thương vụ mua bán và sáp nhập nổi bật, người viết sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm bổ sung thêm cho Luật Cạnh tranh của Việt Nam.
Từ khóa: Luật cạnh tranh, Mua bán và sáp nhập, Competion law, Merge and aquisition
[sociallocker id=”924″]
[/sociallocker]
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ
SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP……………………………………………………………………………….. 10
1.1. Tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp …………………………………………. 10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại mua bán và sáp nhập doanh nghiệp …………….. 10
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại sáp nhập doanh nghiệp ……………………………… 10
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại mua lại doanh nghiệp………………………………… 14
1.1.2. Vai trò và lợi ích của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. ………………….. 17
1.2. Tổng quan pháp luật Việt Nam về khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.20
1.2.1. Quy định của Luật Cạnh tranh…………………………………………………………………….. 21
1.2.2. Quy định của các ngành luật khác về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
tại Việt Nam………………………………………………………………………………………………………….. 24
1.2.2.1. Luật Doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………. 24
1.2.2.2. Luật Đầu tư ………………………………………………………………………………………………. 24
1.2.2.3. Luật Chứng khoán …………………………………………………………………………………….. 25
1.3. Lịch sử hình thành quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam về mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp…………………………………………………………………………………………………. 26
1.4. Quy định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh một số quốc gia khác. ……………………………………………………………………………………………………….. 28
1.4.1. Mỹ…………………………………………………………………………………………………………… 28
1.4.2. Cộng hòa Liên bang Đức…………………………………………………………………………….29
1.4.3. Cộng hòa Liên bang Nga ……………………………………………………………………………. 30
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ………………………………. 32
2.1. Một số quy định của Luật Cạnh tranh nhằm kiểm soát hoạt động mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp ở Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 32
2.1.1. Quy định về đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của vụ mua bán, sáp nhập ……………………………………………………………………. 32
2.1.2. Quy định về xác định ngưỡng thông báo đối với vụ mua bán, sáp nhập ………………. 37
2.1.3. Quy định về thông báo tập trung kinh tế ………………………………………………………….. 41
2.1.4. Quy định về thẩm định hồ sơ việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp …………………… 42
2.1.5. Chế tài và xử lý vi phạm………………………………………………………………………………… 45
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh
nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua. ………………………………………………………………….. 48
2.2.1. Vụ việc mua lại Công ty PepsiCo……………………………………………………………………. 49
2.2.2. Vụ việc Abbott mua lại CFR ………………………………………………………………………….. 52
2.2.3. Vụ việc sáp nhập giữa Banknetvn và Smartlink ……………………………………………….. 54
2.3. Đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam ……………………………………….. 57
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOẠT THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA LUẬT CẠNH TRANH ………………………………………………………………………………….. 61
3.1.2. Thách thức …………………………………………………………………………………………………… 62
3.2. Đề xuất phương án hoàn thiện…………………………………………………………………………… 63
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
M&A Mua lại và sáp nhập
LCT Luật Cạnh Tranh
UBCTQG Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
TTKT Tập trung kinh tế
CQCT Cơ quan Cạnh tranh
CQQLTTKT Cơ quan quản lý Tập trung kinh tế
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong thời đại nền kinh tế hiện nay, các thương vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp đang gia tăng nhanh chóng về số lượng, đây là kết quả tất yếu của việc toàn cầu hóa nền kinh tế. Chính vì sự gia tăng của các giao dịch này, chúng ta cần phải có một cơ chế để kiểm soát và quản lý những hoạt động này một cách có hiệu quả. Luận văn này sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, cùng với việc phân tích một số thương vụ mua bán và sáp nhập nổi bật, người viết sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm bổ sung thêm cho Luật Cạnh tranh của Việt Nam.
Từ khóa: tập trung kinh tế, mua bán, sáp nhập, hành vi hạn chế cạnh tranh.
ABSTRACT
In the era of the current economy, mergers and acquisitions are increasing rapidly in number, which is an inevitable result of the globalization of the economy. Because of the increase in these transactions, we need a mechanism to effectively control and manage these activities. This thesis will focus on analyzing the provisions of competition law for the merger and acquisition activities in Vietnam, along with the analysis of a number of outstanding mergers and acquisitions. The author will make suggestions for some provisions of the law.
Key words: economic concentration, mergers, acquisitions, anti-competitive agreements.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại nền kinh tế thị trường tự do như hiện nay, tất cả các tổ chức kinh tế tham gia vào thị trường đều phải cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển, đôi khi, các hành vi cạnh tranh này sẽ được thực hiện thông qua những giao dịch hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường, khiến cho thị trường bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng độc quyền.1 Việc cạnh tranh khốc liệt, thay đổi công nghệ và thị trường chứng khoán một cách nhanh chóng đã buộc các doanh nghiệp phải gia tăng hiệu quả kinh doanh. Trong thời đại nền kinh tế hoạt động theo phương châm “kẻ thắng có tất cả”2, các doanh nghiệp thất bại trong việc đối mặt với những thử thách này sẽ bị thâu tóm bởi những doanh nghiệp khác, hoặc phải đối mặt với tình trạng phá sản. Các hoạt động tái cấu trúc đã giúp cho hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường, đồng thời hoạt động có hiệu quả hơn khi phải đối mặt với khó khăn, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường. Vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, tái cấu
trúc doanh nghiệp bao gồm hợp nhất, sáp nhập và mua lại đã trở thành xu thế mới của nền kinh tế và tài chính trên toàn thế giới.
Mua lại và sáp nhập (M&A) tái cấu trúc và các hoạt động quản lý doanh nghiệp đại diện cho một nguồn lực mới của nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế, tạo tiền đề cho tính sáng tạo và hiệu quả trong kinh doanh. Có rất nhiều cách để các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng trong quá trình kinh doanh của mình. Một là, tăng trưởng hữu cơ (“organic growth”), là khi doanh nghiệp trích lại một khoản lợi nhuận mà mình kiếm được, khoản lợi nhuận này cùng với các khoản vốn từ các bên cho vay sẽ được đầu tư lại để mở rộng doanh nghiệp, bằng cách này, một doanh nghiệp có thể mất thời gian nhiều
năm để phát triển. Hai là, các doanh nghiệp tìm kiếm đến các giải pháp sáp nhập và mua
1 Neeraj Tiwari (2011), “Merger under the Regime of Competition Law: A Comparative Study of Indian
Legal Framework with EC and UK”, Bond Law Review, Tập. 23, t. 117
2 Arneet Kaur (2014), “Mergers and Acquisitions in the Indian Corporate World”, Guru Nanak Dev University, t.1
2
lại (M&A) để mở rộng kinh doanh. Trong thời đại kinh tế bùng nổ như hiện nay, nơi mà mỗi phút chậm trễ có thể tương đương với hàng triệu đô la thất thoát, rất ít người có thể dành thời gian để chờ đợi. Mua lại và sáp nhập trở thành một trong những phương pháp quan trọng nhất để tăng trưởng nhanh chóng. Nói cách khác, để sống sót trong nền kinh tế toàn cầu phức tạp và đầy cạnh tranh, các hoạt động mua lại và sáp nhập là điều hiển nhiên nhằm gia tăng quy mô doanh nghiệp bằng cách bắt tay với những doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều ban hành luật cạnh tranh nhằm bảo vệ nền kinh tế thị trường tự do của họ.
Mặc dù việc áp dụng luật cạnh tranh vẫn còn khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, nhưng ở các nước phương tây như Mỹ và Canada, luật cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện từ những thập kỉ cuối thế kỉ 19. Canada là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Cạnh tranh vào năm 1889, theo sau đó là Mỹ ban hành luật chống độc quyền hay còn được biết đến dưới cái tên Bộ luật Sherman 1890.3 Bộ luật Sherman sau đó được bổ sung bằng Luật Clayton năm 1914 nhằm bổ sung thêm các quy định về việc đối xử phân biệt về giá, hành vi độc quyền và sáp nhập. Cũng trong năm này ở Mỹ, Đạo luật Hội đồng Thương mại liên bang nhằm làm rõ các cách thức cạnh tranh trái pháp luật và các hoạt động gây mất cân bằng nền kinh tế cũng được ra đời. Ngoài ra, Luật Cellar- Kefauver năm 1915 cũng đưa ra một số quy định bổ sung cho Luật Clayton về các hoạt động mua lại bị cấm vì gây ra độc quyền kinh tế.4 Đồng thời, tại Vương quốc Anh, chính phủ ban hành những Thông lệ thương mại hạn chế vào năm 1956 (“Restrictive Trade Practices Act 1956”), và sau đó ban hành Luật cạnh tranh năm 1998 và Luật doanh nghiệp năm 2002 quy định về các vấn đề cạnh tranh của các công ty hoạt động trên thị trường5. Riêng ở Việt Nam, nước ta đã ban hành luật cạnh tranh quy định về hành vi hạn
chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc
3 Stephen Calkins (2007) “Competition Law in the United States of America”, in Vinod Dhall (ed.), Competition Law Today(Concepts, Issues and the Law in Practice), Oxford University Press, New Delhi, t
401-425.
4 nt
5 Christopher Bellamy (2007), “The Competition Regime in the UK”, in Vinod Dhall (ed.), Competition Law
Today(Concepts, Issues and the Law in Practice), Oxford University Press, New Delhi, t. 386-400
3
cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh lần đầu tiên vào năm 2004, sau đó được thay thế bởi Luật Cạnh tranh 2018.
Hoạt động mua bán và sáp nhập là nghĩa của cụm từ M&A, hay còn được gọi là Mergers and Acquisitions, đây là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại hoặc sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích trong việc giúp cho doanh nghiệp phát triển, các hoạt động mua bán và sáp nhập cũng có thể sẽ dẫn tới những tác động không mong muốn đối với thị trường, gây ra các hoạt động hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Cùng với việc có hiệu lực của Luật Cạnh tranh năm 2018, hoạt động sáp nhập ở Việt Nam trong thời gian sắp tới cũng sẽ nằm dưới sự điều chỉnh của luật này. Trong luận văn này, người viết sẽ chỉ phân tích các hoạt động Mua bán và Sáp nhập trong giới hạn phạm vi của Luật Cạnh tranh năm 2018.
Luật Cạnh tranh tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và quản lý các hồ sơ thông báo tập trung kinh tế (nói chung) và mua bán và sáp nhập (nói riêng). Quy trình này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập có thể chứng minh được các hoạt động của mình không gây ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Thông qua các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết với WTO, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số Hiệp định song phương với các quốc gia khác, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới được thực hiện theo hai kênh cơ bản là đầu tư mới (Greenfield Investment) và mua lại và sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A). Sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư rất quan trọng của FDI. Trong 10 năm trở lại đây, số lượng FDI được thực hiện theo hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động FDI ở Việt Nam (56,4% vào
năm 2019)6. Vì vậy, các quy định này cũng nhằm đảm bảo các doanh nghiệp có vốn
6 Nguyễn Mai (2020), “Đầu tư trưc tiếp nước ngoài 2019, dự báo 2020 và dài hạn”, Báo Đầu tư, truy cập ngày
15/01/2020 tại <https://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-2019-du-bao-2020-va-dai-han- 309569.html>
4
nước ngoài sẽ không sử dụng lợi thế về vốn của mình để thực hiện như hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường Việt Nam, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong nước phát triển ổn định và bền vững.
Luật Cạnh tranh 2018 đã quy định một số những yếu tố cốt lõi trong hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh đều bị cấm theo như quy định của luật, tất cả những hoạt động tập trung kinh tế đều phải tuân thủ theo quy định của Luật cạnh tranh. Việc này thể hiện mục đích của nhà làm luật, các hoạt động tập trung kinh tế tạo ra những cơ hội lớn để doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, tập trung kinh tế nhằm mục đính hạn chế cạnh tranh lại gây tác động xấu đến thị trường. Vì vậy, trong luận văn này, người viết muốn phân tích về các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể ở đây là Luật Cạnh tranh
2018, đối với các hoạt động tập trung kinh tế nói chung, mua bán và sáp nhập nói riêng, ảnh hưởng của các hoạt động này đến các thị trường liên quan, cũng như hiệu quả của những quy định này đối với Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Thông qua luận văn này, người viết mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định pháp luật cạnh của Việt Nam đối với các hoạt động mua bán và sáp nhập.
Mặc dù các hoạt động mua bán và sáp nhập đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp trong nhiều năm trở lại đây, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đúng mức đến các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh, do các quy định này còn khá mới mẻ, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, các hậu quả pháp lý đối với việc vi phạm quy định về kiểm soát tập trung kinh tế là khá nghiêm trọng. Do thời hiệu xử lý các vụ việc cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện, các thương vụ mua lại và sáp nhập, dù đã thực hiện xong, nhưng không tuân thủ các quy định về thông báo, hoặc miễn trừ theo quy định của Luật Cạnh
5
tranh, vẫn tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý. Trong một số trường hợp, bên cạnh việc phạt tiền, cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn có thể áp dụng các biện pháp phạt bổ sung hoặc khắc phục hậu quả, buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua…
Với xu hướng phát triển của hoạt động này trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, thì vấn đề cần phải quan tâm là hệ thống pháp luật của Việt Nam đã thích ứng được với những đòi hỏi khách quan của các hoạt động này hay chưa? Những gì mà pháp luật Việt Nam đã có để điều chỉnh hoạt động này? Những vấn đề lưu ý khi áp dụng các quy định này cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Thông qua việc nghiên cứu các quy định về mua bán và sáp nhập, thực tiễn áp dụng ở Việt Nam và so sánh với quy định của các quốc gia khác sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để tạo ra một môi trường pháp lý tương đối thuận lợi để cho hoạt động này phát triển, đồng thời giới thiệu các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế mà các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện, để đảm bảo việc tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh và tránh các rủi ro nêu trên.
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn này trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì? Pháp luật Việt Nam có những quy định gì để điều chỉnh các hoạt động này?
Phân biệt các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và tác động của chúng đến thị trường kinh tế.
Một số phương án đề xuất để việc thực hiện các hoạt động mua lại và sáp nhập không
gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
6
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định pháp luật của một số quốc gia, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp để tìm câu trả lời cho vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời, xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập trong các doanh nghiệp nhằm tạo một môi trường pháp lý hoàn thiện cho hoạt động này phát triển một cách đồng bộ, có định hướng.
Bên cạnh phương pháp so sánh, tác giả đồng thời cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, phân tích các tình huống mua bán và sáp nhập cụ thể của các doanh nghiệp để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra.
4. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề mua bán và sáp nhập nói chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về các quy định của pháp luật Việt Nam về mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo một môi trường pháp lý cho hoạt động này được phát triển một cách có định hướng.
Phùng Ngọc Việt Nga trong Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam” đã phân tích về hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập trên thế giới. Tác giả cũng đã nghiên cứu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có liên quan đến các hoạt động đầu tư này của các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam. Đồng thời, phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, xu hướng của các giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp qua các
7
giai đoạn, từ đó tìm hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng này. Tác giả cũng đưa ra một số phương hướng và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Nguyễn Mạnh Thái trong Luận văn Thạc sĩ “Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới cho Việt Nam” đã phân tích các xu hướng phát triển của hoạt động mua bán – sáp nhập trên thế giới, nghiên cứu những thương vụ mua lại và sáp nhập thành công và thất bại điển hình, từ đó dẫn chiếu đến trường hợp ở Việt Nam, nhằm đưa ra những đề xuất để phát triển lành mạnh thị trường mua bán và sáp nhập của Việt Nam – một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng xác định tiềm năng thực hiện các hoạt động mua bán – sáp nhập của Doanh nghiệp tại Việt Nam, nhằm dự báo xu hướng phát triển trong tương lai của thị trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thị trường mua lại và sáp nhập. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là tác giả không đi sâu vào phân tích tác động của các quy định pháp luật đối với hoạt động mua lại và sáp nhập tại Việt Nam, chính vì vậy các đề xuất cải thiện của tác giả cũng chỉ tập trung vào các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua lại và sáp nhập, chứ không đưa ra được những đề xuất đối với hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hà Ngọc Anh trong Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam” đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về kiểm soát tập trung kinh tế và pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế và thực tiễn áp dụng về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho các luận cứ đề xuất hoàn thiện pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam.
Vũ Thị Ngọc Hà trong Luận văn Thạc sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn trình bày những vấn đề lý luận chung về TTKT và pháp luật về TTKT và pháp luật về kiểm soát TTKT; thực trạng quy định của pháp luật
8
và thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát TTKT ở Việt Nam hiện nay; đưa ra phương án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát TTKT ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh cần nâng cao vai trò của cơ quan QLCT, của các cơ quan hữu quan, năng lực, tính chuyên nghiệp của các thể chế hỗ trợ hoạt động TTKT. Xem xét TTKT là một hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh thị trường và khả năng gây HCCT của vụ việc TTKT cần phải được xem xét và đánh giá bằng sự tiếp cận kinh tế học kết hợp với tư duy kinh tế.
Sách chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn xuất bản năm 2006. Sách này đã giới thiệu một cách tổng quan về cạnh tranh, chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế và các nhà nghiên cứu về cạnh tranh. Trong sách có bước đầu phân tích bản chất của TTKT và nguyên nhân cũng như tác động của hoạt động này đối với thị trường cạnh tranh.
Các nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động mua lại và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong tương lai. Những nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập của các tác giả là nguồn tư liệu quan trọng để người viết học hỏi, tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận văn. Những tài liệu này là những cơ sở vô cùng quan trọng để học viên nghiên cứu kỹ hơn các vấn đề lý luận, đi sâu và phân tích thực tiễn để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt Nam.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày gồm phần mở đầu, phần kết luận và 03 chương, cụ thể:
Chương I: Cơ sở lý luận về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. Chương I tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về mua lại và sáp nhập, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và phân loại; phân tích các cơ sở lý luận của pháp luật; nghiên cứu tổng quan về pháp luật quản lý tập trung kinh tế. Trong quá trình phân tích, luận văn có lồng ghép phân tích, so sánh với quy định pháp luật một số nước về nội dung liên quan.
9
Chương II: Quy định pháp luật về hình thức tập trung kinh tế, phạm vi và ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Đây là những vấn đề cơ bản của pháp luật về kiểm soát các hoạt động mua lại và sáp nhập. Trong chương hai, các phân tích dựa theo các chủ đề chính bao gồm: hình thức, phạm vi, ngưỡng kiểm soát và quy trình thực hiện việc kiểm soát TTKT bao gồm thẩm định hồ sơ và đánh giá tác động. Ở mỗi phần, luận văn phân tích quy định của pháp luật cụ thể và phân tích một số thương vụ mua lại và sáp nhập nổi bật, từ đó đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định này và vai trò của Luật Cạnh tranh đối với việc điều chỉnh thị trường.
Chương III: Qua việc nghiên cứu và phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt nam. Chương này đi sâu vào phân tích một số vấn đề còn hạn chế, trên cơ sở những bất cập đã được chỉ ra khi phân tích, đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về việc quản lý các hoạt động mua lại và sáp nhập tại Việt Nam.
10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ
SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp gồm các hoạt động tái cấu trúc hoặc tổ chức lại từng bộ phận trong doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động nhằm thay đổi cấu trúc tổ chức hiện tại hoặc thay đổi vốn của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức. Hoạt động này liên quan đến việc mở rộng hoặc thu nhỏ quy mô của tổ chức, thay đổi cấu trúc tài chính hoặc thay đổi bộ máy quản lý bên trong tổ chức đó. Tái cấu trúc doanh nghiệp là một quy trình toàn diện nhằm củng cố hoạt động kinh doanh và làm vững chắc hơn địa vị của doanh nghiệp trên thị trường. Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng bất cứ hoạt động nào nhằm thay đổi quy mô hoặc lĩnh vực của doanh nghiệp bằng cách tái cấu trúc nguồn vốn, thay đổi chủ sở hữu, thay đổi ban quản trị hoặc kết hợp các phương pháp trên. Hoạt động này được thực hiện bằng nhiều phương pháp như sáp nhập, mua lại, chia tách, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp bằng nguồn tài chính cho vay (“leveraged buy-outs”), bán lại doanh nghiệp, liên doanh, chia cắt cổ phần, v.v…
Tuy nhiên, trong các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp, mua lại và sáp nhập (M&A) là những hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp phổ biến nhất, đồng thời, chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp bằng phương pháp mua lại và sáp nhập.
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập xảy ra khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng kết hợp với nhau, có thể là một hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với một doanh nghiệp đã tồn tại từ trước hoặc chúng có
11
thể cùng kết hợp để tạo ra một doanh nghiệp mới.7 Hầu hết các hoạt động sáp nhập nói chung đều được thực hiện bằng cách tạo ra một doanh nghiệp từ hai hay nhiều doanh nghiệp. Theo Weinberg và Blank, sáp nhập doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
“Sáp nhập có thể được xem như một sự sắp xếp lại tài sản của hai doanh nghiệp, chúng có thể được chuyển giao cho một doanh nghiệp (có thể là một trong hai doanh nghiệp được giữ nguyên sau khi sáp nhập, hoặc là một doanh nghiệp mới). Doanh nghiệp này sẽ có những cổ đông mới, cũng chính là cổ đông của hai doanh nghiệp cũ. Hoạt động sáp nhập bị ảnh hưởng bởi các cổ đông của một hoặc cả hai doanh nghiệp hợp nhất, cùng chia sẻ lợi tức (tự nguyên hoặc bị bắt buộc) với nhau hoặc bán lại lợi tức đó cho một bên
thứ ba”.8
Hoạt động sáp nhập có thể được thực hiện theo hai hình thức:
(i) Sáp nhập mua doanh nghiệp: Sáp nhập mua doanh nghiệp là sự kết hợp của hai hoặc nhiều doanh nghiệp vào một doanh nghiệp đang hoạt động.9 Ngoại trừ doanh nghiệp được giữ lại, tất cả các doanh nghiệp còn lại sẽ chấm dứt sự tồn tại của chúng. Một ví dụ cho hình thức sáp nhập này là Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) sáp nhập với ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) vào năm 2013, DaiABank sau đó phải chấm dứt toàn bộ hoạt động trên thị trường và chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích cho HD Bank.
(ii) Sáp nhập hợp nhất: Hợp nhất là khi hai hay nhiều doanh nghiệp cùng kết hợp tạo thành một doanh nghiệp mới.10 Ở loại hình này, tất cả các doanh nghiệp đều chấm dứt hoạt động và một doanh nghiệp mới được tạo ra, tất cả các doanh nghiệp hợp nhất sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích cho doanh nghiệp mới, quy đổi bằng
tiền mặt hoặc cổ phần. Một ví dụ của hình thức này là Tổng công ty Tài chính CP Dầu
7 I.M. Pandey (2007), “Financial Management”, Vikas Publishing House (P.) Ltd., New Delhi, t. 672
8 M.A. Weinberg và cs (1979) “Weinberg and Blank on Take-overs and Mergers”, Sweet và Maxwell,
London, t. 4.
9 Arneet Kaur, 2014, t.9: “Merger through absorption: An absorption is a combination of two or more companies into an existing company”
10 Arneet Kaur, 2014, t.9: “Merger through consolidation: A consolidation is a combination of two or more
companies into a new company.”
12
khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) hợp nhất thành ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PvcomBank) vào năm 2013.
Ngoài ra, sáp nhập còn có thể được phân loại như sau:11
(i) Sáp nhập theo chiều ngang: Sáp nhập theo chiều ngang là hoạt động diễn ra đối với hai doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường.12 Ví dụ, khi hai doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm hoặc hai doanh nghiệp xuất bản sách cùng sáp nhập với nhau nhằm tạo ra lợi thế trên thị trường thì được gọi là sáp nhập theo chiều ngang. Mục tiêu của việc sáp nhập này là để gia tăng khả năng cạnh tranh trên trị trường bằng việc tạo ra một doanh nghiệp lớn hơn. Quy mô kinh tế được mở rộng bằng cách giảm thiểu chi phí cơ sở vật chất và vận hành, mở rộng dòng sản phẩm, loại trừ cạnh tranh, giảm chi phí quảng cáo, mở rộng phân khúc thị trường từ đó kiểm soát thị trường tốt hơn. Tuy nhiên, sáp nhập theo chiều ngang cũng có thể đem lại tác động tiêu
cực đến với thị trường, số lượng các doanh nghiệp trên thị trường bị giảm đi, khiến cho các doanh nghiệp còn lại có thể tạo ra hiện tượng độc quyền, gây hạn chế cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước cần phải đưa ra các quy định nhằm kiểm soát các hoạt động sáp nhập theo chiều ngang, nhằm ngăn chặn các tác động xấu đến với thị trường.
(ii) Sáp nhập theo chiều dọc: Là hoạt động sáp nhập diễn ra đối với các doanh nghiệp hoạt động cùng một ngành nhưng ở những vị trí khác nhau trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, trong ngành dược phẩm, sáp nhập theo chiều dọc có thể diễn ra giữa doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển dược phẩm, sản xuất dược phẩm hoặc phân phối sản phẩm thông qua các cửa hàng bán lẻ.13 Sáp nhập theo chiều dọc có thể diễn ra giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, hoặc doanh nghiệp với khách hàng. Hoạt động sáp nhập này được thực hiện nhằm giảm thiểu chi phí ở các giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có thể giảm thiểu các chi phí như tìm kiếm nhà cung cấp, hợp đồng, quảng cáo và thậm chí là
giảm thiểu chi phí trong việc truyền thông và hợp tác sản xuất. Hiệu suất các hoạt động
11 Arneet Kaur, 2014, t.59
12 Tlđd 7
13 Tlđd 9
13
sản xuất cũng được gia tăng vì được vận hành trơn tru khi chịu sự quản lý bởi một tổ chức duy nhất. Ngoài ra, khi tài sản của một danh nghiệp được chuyển cho một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thể thu được những lợi ích phát sinh từ những tài sản đó.
(iii) Sáp nhập cùng loại (“Congeneric Merger”): Sáp nhập cùng loại là hoạt động diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực nhưng không cùng sản phẩm hoặc dịch vụ (chiều ngang), cũng không có mối quan hệ nhà cung cấp – nhà sản xuất.14 Hoạt động này có thể diễn ra giữa một doanh nghiệp sản xuất máy móc với doanh nghiệp sản xuất hệ thống dây chuyển, sáp nhập giữa ngân hàng với công ty tài chính hoặc giữa các doanh nghiệp bảo hiểm khi sáp nhập các quỹ ngân sách của doanh nghiệp với nhau. Lợi ích của hoạt động sáp nhập này là gia tăng khả năng kinh doanh bằng cách sử dụng các kênh bán hàng hoặc phân phối của tất cả các doanh nghiệp sáp nhập.15
(iv) Sáp nhập hỗn hợp (“Conglomerate Merger”): Sáp nhập hỗn hợp là hoạt động diễn
ra giữa các doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.16 Mục đích của hoạt động sáp nhập này là nhằm để giảm thiểu rủi ro khi một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một lĩnh vực mới.17 Hoạt động này gia tăng khả năng ổn định khi doanh nghiệp tiến hành quá trình đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khi hai doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực khác biệt sáp nhập cùng với nhau, doanh thu và lợi nhuận ổn định hơn vì các lĩnh vực khác biệt này sẽ hiếm khi phải chịu những rủi ro từ thị trường cùng một lúc. Sáp nhập hỗn hợp còn giúp cho các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ mà không phải tốn nhiều chi phí vào việc xây dựng hệ thống
vận hành mới.18
14 Bhasin (2006), “Mergers and Acquisitions: An Overview”, Manupatra Newsline, Tập. 1, t. 11
15 Tlđd 8
16 Tlđd 8
17 Nicholas A.H. Stacey (1966) “Mergers in Modern Business”, Hutchinson and Co. (Publishers) Ltd., London, t. 37
18 Tlđd 9
14
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại mua lại doanh nghiệp
Hoạt động mua lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa các doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm kinh tế quy mô của doanh nghiệp doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh trên thị trường, tất cả các thương vụ mua lại doanh nghiệp đều được tiến hành bằng việc một doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua lại một doanh nghiệp khác – không có các hoạt động thành lập nên một doanh nghiệp mới. Hoạt động mua lại thông qua hình thức mua lại cổ phần có thể được thực hiện bằng các cách sau:19
(i) Hợp đồng mua lại với các cổ đông nắm giữ quyền lực lớn trong bộ máy quản trị như thành viên ban giám đốc và các cổ đông lớn nắm giữ quyền biểu quyết.
(ii) Mua lại cổ phần của doanh nghiệp trên thị trường tự do.
(iii) Nhận chuyển giao cổ phần từ các cổ đông.
(iv) Mua lại cổ phiếu mới phát hành của doanh nghiệp.
(v) Mua lại vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng tiền mặt, hoặc bằng các phương pháp huy động vốn.
Hoạt động mua lại đôi khi cũng được thực hiện bằng cách mua lại tài sản của doanh nghiệp. Bên mua lại có thể mua lại toàn bộ tài sản hoặc một phần tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp này có thể là tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, quyền sử dụng đất đai… hoặc vô hình như thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối… Phần bán đi sẽ bị tách ra khỏi công ty bán, doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua phần tài sản mà không tham gia sở hữu doanh nghiệp bán. Trong trường hợp bán lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp mục tiêu sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Bên bán không còn
tài sản để hoạt động và tự giải thể.20 Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp
lí khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu. Ví dụ: Công ty X mua lại tất cả tài sản của Công ty Y
19 Arneet Kaur, 2014, t.10
20 nt
15
bằng tiền mặt, điều đó có nghĩa là Công ty Y lúc này sẽ chỉ có tiền mặt và các khoản nợ (nếu có). Lúc này, Công ty Y sẽ chỉ còn là một cái vỏ và cuối cùng sẽ đi đến việc phá sản hoặc chuyển sang kinh doanh ở một lĩnh vực khác.
Mua lại là một hình thức kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc kiểm soát tài sản hoặc bộ máy quản trị mà không cần phải sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. Vì vậy, trong một vụ mua lại, hai hay nhiều doanh nghiệp vẫn giữ nguyên tính độc lập, pháp nhân của cả hai, nhưng sẽ có sự thay đổi trong việc kiểm soát các doanh nghiệp.21 Trong một số trường hợp khác, mua lại có thể chỉ nhằm mục tiêu hợp nhất nguồn vốn hoặc quyền bỏ phiếu của một doanh nghiệp mà không cần phải kiểm soát và quản lý nó.
Khác với hoạt động sáp nhập, sau khi mua lại doanh nghiệp mục tiêu vẫn tiếp tục hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, khác biệt ở đây là quyền kiểm soát, ban hành các quyết định của doanh nghiệp và hoạt động của hội đồng thành viên. Các hoạt động kiểm soát này có thể được thực hiện bằng các cách sau:22
(i) Kiểm soát bằng cách mua lại một phần cổ phiếu biểu quyết của doanh nghiệp mục
tiêu.
(ii) Kiểm soát quyền biểu quyết của doanh nghiệp mục tiêu thông qua đại diện hoặc ủy quyền.
(iii) Kiểm soát công ty đang nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty mục tiêu.
(iv) Kiểm soát thông qua hợp đồng với cá nhân đang kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu.
Trong thời đại kinh doanh hiện này, các hoạt động mua lại đã trở thành một trong những chiến lược phát triển chính yếu của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tin tức về việc một doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khác hoặc bị doanh nghiệp khác mua lại xuất hiện trên khắp các báo mỗi ngày. Có thể kể đến một số
thương vụ mua lại ở Việt Nam như:
21 nt
22 Arneet Kaur, 2014, t.11
16
(i) Tháng 1/2018, Tập đoàn Prudential bán 100% Công ty tài chính Prudential Việt Nam – Prudential Finance (PVFC) cho Công ty TNHH Shinhan Card, một công ty con của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan) với số tiền 151 triệu USD.23
(ii) Tháng 12/2017, Thai Beverage mua lại 53,59% cổ phần của CTCP Nước giải khát
Sài Gòn Sabeco với giá trị 4,8 tỷ USD.24
(iii) Tháng 05/2019, Tập đoàn bán lẻ Pháp Auchan Retail quyết định bán lại 18 cửa hàng tại Việt Nam cho Việc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) và rút khỏi thị trường bán lẻ tại Việt Nam.25
Mua loại doanh nghiệp có thể được phân loại theo các cách sau:
(i) Mua lại thân thiện (“Friendly Acquisition”): Là hình thức ban quản trị doanh nghiệp mục tiêu (hay doanh nghiệp bị mua lại) đồng thuận và ủng hộ trong giao dịch mua lại đó.26 Các thương vụ mua lại này thường xuất phát từ lợi ích chung của cả hai bên. Nếu ban quản trị của doanh nghiệp mục tiêu chấp nhận đề nghị của doanh nghiệp mua lại, họ sẽ xác nhận và đề xuất đến các cổ đông của doanh nghiệp.27 Nếu các cổ đông chấp nhận đề nghị này, giao dịch xem như được hoàn thành. Tuy nhiên, nếu các bên tham gia không đi đến được việc kí kết hợp đồng trong quá trình thỏa thuận, đề xuất mua lại này có thể bị hủy bỏ. Ban quản trị của doanh nghiệp mục tiêu có thể đồng ý với giao dịch mua lại ngay từ thời điểm bắt đầu hoặc giai đoạn đầu của việc thỏa thuận, hoặc họ cũng có thể tiếp cận với doanh nghiệp mua lại để đề xuất cho việc mua lại.
(ii) Mua lại bất hợp tác (“Hostile Acquisition”): Là hình thức ban quản trị của công ty mục tiêu không đồng ý và sử dụng các biện pháp nhằm chống lại sự thâu tóm hoặc mua
lại từ phía công ty đi mua. Đây là những thương vụ không có sự ủng hộ của ban quản lý
23 Quốc Thụy (2019), “Tập đoàn Shinhan chính thức được cấp phép mua lại toàn bộ Công ty Tài chính Prudential”, truy cập vào 12/01/2020 tại < https://vietnambiz.vn/tap-doan-shinhan-chinh-thuc-duoc-cap-phep-mua-lai-toan-bo- cong-ty-tai-chinh-prudential-117486.htm>
24 Thành Công (2019), “ThaiBev thâu tóm Sabeco – Thương vụ M&A hàng đầu của ngành bia châu Á “,truy cập vào
15/01/2020 tại <https://baophapluat.vn/4-phuong/thaibev-thau-tom-sabeco-thuong-vu-ma-hang-dau-cua-nganh-bia- chau-a-476674.html>
25 Thi Hà, “Saigon Co.op mua lại Auchan Việt Nam”, 2019, VnExpress, truy cập vào 15/01/2020 tại < https://vnexpress.net/kinh-doanh/saigon-co-op-mua-lai-auchan-viet-nam-3944815.html>
26 V.K. Bhalla (1998), “Financial Management and Policy”, Anmol Publications Pvt. Ltd., New Delhi, t. 1143
27 M.A. Weinberg và cs., 1979, t. 111
17
của công ty mục tiêu, bởi đôi khi, việc thâu tóm có thể gây nên những tổn thất cho công ty mục tiêu.28 Doanh nghiệp có thể thâu tóm bằng cách từ từ mua lại từng phần cổ phần của doanh nghiệp mục tiêu, và doanh nghiệp mua lại phải giữ kín danh tính của họ trong toàn bộ quá trình này. Hoạt động mua lại bất hợp tác này xảy ra khi bên mua lại bị ban quản trị của doanh nghiệp mục tiêu từ chối đề nghị mua lại vì giá đề nghị quá thấp, hoặc ban quản trị của doanh nghiệp mục tiêu muốn duy trì quyền quản lý của họ đối với doanh nghiệp.29 Trong hoạt động này, doanh nghiệp mua lại có thể chiếm lấy quyền kiểm soát của doanh nghiệp mục tiêu bằng cách mua lại cổ phần của họ trên thị trường thông qua các công ty tài chính, từ các quỹ hoặc từ chính cổ đông của doanh nghiệp.
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa sáp nhập và mua lại là doanh nghiệp sáp nhập sẽ nắm giữ quyền sở hữu và hệ thống vận hành của doanh nghiệp bị sáp nhập, trong khi đó, mua lại có thể được định nghĩa như một hoạt động kiểm soát thông qua việc nắm giữ tài sản hoặc bộ máy quản trị của doanh nghiệp bị mua lại mà không cần phải thực hiện bất kì việc kết hợp nào giữa các doanh nghiệp.30 Trong hoạt động mua lại, hai hay nhiều doanh nghiệp vẫn có thể duy trì sự độc lập giữa các pháp nhân, nhưng có sự thay đổi trong việc điều hành doanh nghiệp. Đối với hoạt động sáp nhập, toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mục tiêu sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp sáp nhập, tuy nhiên, trong trường hợp mua lại, doanh nghiệp mua lại sẽ chỉ nắm giữ quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại bằng cách kiểm soát cổ phần của doanh nghiệp đó.31
1.1.2. Vai trò và lợi ích của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Vai trò lớn nhất của các hoạt động mua lại và sáp nhập đem lại cho doanh nghiệp chính là sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, ngoài mục đích này, hoạt động
mua lại và sáp nhập cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như sau:
28 Vishal Majhee (2010), “Analysis of Employment Effects of Takeovers and Mergers and Acquisitions”, t.
14.
29 nt
30 Arneet Kaur, 2014, t.16
31 nt
18
(i) Hiệu ứng cộng hưởng: Thuyết cộng hưởng cho rằng việc mua lại xảy ra khi tổng giá trị của doanh nghiệp hậu sáp nhập lớn hơn tổng giá trị của các doanh nghiệp độc lập.32 Lợi ích của cộng hưởng thu được từ hiệu quả hoạt động, năng lực thị trường tăng lên hay các khía cạnh lợi nhuận tài chính khác, và được phân chia cho cổ đông của doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp mục tiêu. Nói một cách đơn giản hơn, cộng hưởng chính là 2+2=5.33 Cộng hưởng là khi doanh nghiệp A và B kết hợp tạo thành doanh nghiệp C, và giá trị của C lớn hơn giá trị của A và B cộng lại. Vì vậy cổ đông của doanh nghiệp A và B đều sẽ được hưởng lợi từ việc sáp nhập này. Thông qua việc kết hợp này, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả có thể gia tăng được khả năng của mình bằng cách giảm thiểu chi phí vận hành. Cộng hưởng nghĩa là các doanh nghiệp phải làm việc cùng nhau. Lợi ích của việc cộng hưởng này thường dễ dàng nhận thấy hơn khi sáp nhập theo chiều ngang. Thay vì hai bộ máy vận hành cùng hoạt động, doanh nghiệp mới chỉ cần duy trì một bộ máy nhưng vẫn có thể tạo ra được kết quả tốt. Một ví dụ về việc này là khi hãng Tập đoàn hàng không IAG, sở các hữu hãng hàng không British Airways và Iberia, thông báo mua lại Air Europa của Tây Ban Nha với giá 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD).34 Việc mua lại này sẽ tạo ra hiệu quả cộng hưởng bằng cách tận dụng lộ trình bay của các hãng, giảm thiểu số chuyến trên một chặng bay, giảm thiểu nhân viên mặt đất và giảm thiểu số máy bay cần sử dụng .v.v..
(ii) Tăng trưởng: Mua lại và sáp nhập là động lực để bảo đảm phát triển bền vững hoặc gia tăng mức độ tăng trưởng. Mở rộng kinh doanh thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập tốn ít thời gian và chi phí hơn so với việc phát triển theo cách thông thường (ở đây là kinh doanh tạo ra lợi nhuận và dùng một phần lợi nhuận để tái đầu tư). Thay vì phải đầu tư thời gian vào việc phát triển và đa dạng hóa sản phẩm từ bên trong doanh nghiệp, việc tăng trưởng có thể đạt được dễ dàng hơn bằng cách kết hợp với một doanh nghiệp có sẵn. Chi phí cho việc kết hợp này cũng ít hơn vì doanh nghiệp không cần phải
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, họ có thể sử dụng những trang thiết bị đã có sẵn từ một
32 Gurminder Kaur (2005) “Corporate Mergers and Acquisitions”, Deep and Deep Publications Pvt. Ltd., New
Delhi, t. 262.
33 Eugene F. Brigham và cs (1999), “Intermediate Financial Management”, The Drydren Press, Fortworth
34 H.Thủy (2019), “IAG với tham vọng mở rộng các tuyến bay tới Mỹ Latinh và Caribe”, truy cập vào 14/01/2020 tại < https://bnews.vn/iag-mua-hang-hang-khong-air-europa-cua-tay-ban-nha/139189.html>
19
doanh nghiệp khác. Tăng trưởng là một yếu tố cốt lõi của tất cả các doanh nghiệp, và cũng chính là động lực quan trọng của các hoạt động mua lại và sáp nhập.
(iii) Giảm thiểu rủi ro: Mua lại và sáp nhập là phương pháp hiệu quả để thâm nhập vào thị trường mới với mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng chỉ tập trung vào một lĩnh vực duy nhất. Việc đa dạng hóa này còn giúp cho doanh nghiệp tiếp cận thêm được nhiều khách hàng mới, việc kết hợp nguồn lực giữa hai doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực khác nhau làm gia tăng những lợi thế về tài chính và khả năng đầu tư của các cổ đông. Đồng thời, sự kết hợp giữa hệ thống quản lý và vận hành giữa các doanh nghiệp sẽ củng cố thêm khả năng đứng vững khi có biến động xảy ra trên thị trường của doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập.
(iv) Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại sẽ thừa hưởng hệ thống sản xuất và phân phối hoặc thậm chí là có khả năng phát triển những thương hiệu mới, tạo ra lợi thế trên thị trường, từ đó nắm giữ thị trường.35 Một ví dụ cho việc này thương vụ sáp nhập Tata-Corus. Vào thời điểm sáp nhập, Tata sản xuất được 5 triệu tấn thép mỗi năm, trong khi đó Corus sản xuất được 22 triệu tấn. Sau thương vụ mua lại Tata, Corus từ vị trí thứ 56 trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn thứ 5 trên toàn cầu.36 Đôi khi, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường có thể gia tăng khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh khi thực hiện việc mua lại. Ví dụ như thương vụ sáp nhập của Arcelor và Miltal, vào thời điểm đó thép Mittal đã là doanh nghiệp đứng đầu thị trường thế giới về lĩnh vực thép, tuy nhiên, sau khi sáp nhập thêm Arcelor, là doanh nghiệp đứng thứ hai trên thị trường, họ đã bỏ xa đối thủ cạnh tranh là Nippon.37
Xâm nhập vào một thị trường mới cũng là một trong những lí do quan trọng mà các doanh nghiệp thực hiện mua lại và sáp nhập. Các hoạt động sáp nhập xuyên biên giới hiện nay đang dần trở nên phổ biến hơn. Khi một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường
của mình, họ sẽ mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp đã có sẵn lượng khách hàng
35 Arneet Kaur, 2014, t.37
36 nt
37 nt
20
và hiểu về thói quen của khách hàng tại thị trường đó. Ví dụ khi Central Group mua lại Big C, khi đó, Big C Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và các khách hàng, đồng thời còn bao gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương và cộng đồng trong và ngoài nước, việc này giúp họ có thể mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh của mình.
1.2. Tổng quan pháp luật Việt Nam về khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là những hoạt động có tính phức tạp, bao trùm tất cả những vấn đề về thị trường, tài sản, nguồn vốn, cấu trúc quản lý, nhân sự … Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, tài chính, pháp lý. Chính vì vậy, pháp luật về mua bán và sáp doanh nghiệp là các chế định pháp luật được cấu thành bởi nhiều quy phạm pháp luật nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, lao động, cạnh tranh, thương mại, đất đai, dân sự. Cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp 2014 cung cấp các nguyên tắc và quy định pháp lý trong quản lý doanh nghiệp, chuyển giao tài sản hoặc sở hữu đối với các doanh nghiệp và các thỏa thuận khác, bao gồm cả thỏa thuận mua lại và sáp nhập. Đối với hoạt động mua lại được thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư
2014. Nếu mục tiêu mua lại là công ty đại chúng, việc mua lại phải được thực hiện thông qua chào mua công khai được quy định theo Luật Chứng khoán năm 2006. Trong trường công ty nhận sáp nhập và công ty mục tiêu thuộc các trường hợp cần phải thông báo tập trung kinh tế thì người đại diện theo pháp luật của công ty thông báo cho cơ quan có
thẩm quyền phù hợp với Luật Cạnh tranh năm 2018.38
38 Điều 33 Luật Cạnh tranh năm 2018.
21
1.2.1. Quy định của Luật Cạnh tranh
Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 liệt kê các loại hình hành vi được coi là TKKT của doanh nghiệp bao gồm: (i) sáp nhập doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật. Định nghĩa cụ thể của từng hành vi này cũng được quy định chi tiết tại điều này của LCT 2018. Những hình thức tập trung kinh tế được thực hiện thông qua các hoạt động mua lại và sáp nhập giúp cho các doanh nghiệp hình thành nên các liên minh kinh doanh hoặc các nhóm doanh nghiệp mà giữa chúng có mối quan hệ sở hữu hoặc đầu tư với nhau trong khi vẫn tồn tại như những chủ thể có tư cách độc lập, theo đuổi những mục tiêu kinh tế riêng rẽ của mình.
Điều 29 LCT 2018 định nghĩa: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Đây là hoạt động liên hiệp giữa hai hoặc nhiều tổ chức, ở đó, một doanh nghiệp hoặc có thể nhiều hơn sẽ không còn tồn tại, từ đó tạo ra một tổ chức mới. Trong một thương vụ sáp nhật, các cổ đông của công ty của một hoặc nhiều công ty bị sáp nhập sẽ được chuyển vào cổ phần của doanh nghiệp sáp nhập, cổ phần sau đó sẽ được chia lại tỉ lệ tương ứng theo quyết định của đa số cổ đông của công ty sau sáp nhập.
Trong khi đó, Điều 29 LCT 2018, cũng định nghĩa mua lại doanh nghiệp như sau: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Nói chung, đây là việc thâu tóm quyền sở hữu đối với một doanh nghiệp. Dưới góc độ kinh doanh, mua lại là việc công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể giành được quyền kiểm soát công ty đã được mua lại. Mua lại có thể được thực hiện thông qua hình thức mua lại cổ phần, được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán
ThS30.002_Quy định của Luật Cạnh tranh đối với hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam | Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế| Trường Đại học Kinh Tế