Quản lý côngTin chuyên ngành

Chính sách, cơ chế và system

Chính sách, cơ chế và system

1. Chính sách là gì? Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm [Thomas R. Dye (1984)].

Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003).- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978).- Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992).- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971).- Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990). Thí dụ: Ông Nguyễn Đức Phú – chuyên gia trong lĩnh vực ôtô nhìn nhận: “Ngay từ đầu chúng ta đã sai lầm về mặt chính sách nên mới để tình trạng ’loạn” giá, loạn “chất lượng” trên thị trường ôtô như hiện nay”..

2. Cơ chế là gì? Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. Từ “cơ chế” được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời cơ chế với con người như nêu trên.

2. Cơ chế: Về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm “cơ chế.” Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện.” Như vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và của người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân.

Vậy, ai làm ra cơ chế điều hành và quản lý đó? Quốc hội làm luật, trong đó có các đạo luật về tổ chức hoạt động của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ… Chính phủ ra các nghị định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các bộ, ngành. Bộ trưởng ra các văn bản, quy chế điều hành, quản lý công công việc của bộ và các cơ quan trực thuộc. Các bộ, ngành ra các thông tư liên ngành quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành đó. Như vậy, có hai điều rõ ràng và không thể phủ nhận được, đó là: thứ nhất, các bộ, ngành, trong đó không thể vắng bóng vai trò của người đứng đầu, hoặc trực tiếp soạn thảo các cơ chế đó, hoặc được tham gia soạn thảo và góp ý kiến để ban hành các cơ chế đó; thứ hai, người dân và cử tri không phải là người làm ra cơ chế, có chăng thì họ chỉ có thể đóng góp ý kiến ở một chừng mực quá ư khiêm tốn.

Cơ chế chưa hợp lý là do những người làm ra cơ chế. Cơ chế bị lỗi thời, không theo kịp sự đòi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các vị đứng đầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế. Họ chỉ có thể vô can khi đã làm tròn bổn phận của mình nhưng Chính phủ, Quốc hội hoặc Thủ tướng đã không “nghe” theo đề xuất của họ(!). Với một Thủ tướng năng động trong điều hành và một Quốc hội đòi hỏi cao và vì dân như vậy thì liệu việc lý giải cho sự “vô can” đó có thuyết phục?

3. System là gì? Chế độ chính trị là hệ thống cầm quyền của một quốc gia. Nó bao gồm nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống cầm quyền, mà trọng tâm là nhà nước. Chế độ chính trị được biểu hiện rõ nét nhất trong mô hình tổ chức của nhà nước, trong hiến pháp của mỗi nước, quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực và mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, với các đảng chính trị, cũng như với các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp, các tổ chức xã hội, giữa các dân tộc trong mỗi nước.

3. System: Liên xô trước đây có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển tri thức thuần lý nhưng tại sao họ lại thất bại ở tri thức thực dụng. Phải chăng họ không có hệ thống thể chế cho phép chấp nhận rủi ro và hưởng thành quả từ nó? Hệ thống thể chế đó phải là nền kinh tế xây dựng trên thị truờng cạnh tranh hòan hảo, chống độc quyền. Thị trường đó không phải do bàn tay vô hình tạo ra mà cần vai trò chính quyền tạo ra bằng một hệ thống thể chế phù hợp và bảo đảm mọi thành viên tuân thủ theo luật pháp mà chính quyền đó tạo ra.

Chính sách, cơ chế và system

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *