Vai trò khu công nghiệp
Vai trò của khu công nghiệp
Đối với từng địa phương cũng như toàn bộ nền kinh tế, việc xây dựng và phát triển các KCN có vai trò rất to lớn, được thể hiện ở ba góc độ:
Thứ nhất, đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Các KCN có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn về c sở hạ tầng, môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập thì việc xây dựng các KCN sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi, giảm chi phí đầu tư cho các nhà đầu tư. Vốn đầu tư kinh doanh vào các KCN tăng sẽ làm cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên, góp phần tạo ra tăng trưởng và chuyển dịch c cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa; thúc đẩy các ngành khác phát triển để phục vụ SXCN, trong đó bao gồm cả ngành dịch vụ.
Các Khu công nghiệp đi vào hoạt động đã tạo ra nhiều việc làm mới, giúp nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống cho người lao động, đặc biệt đối với những vùng địa phư ng có KCN. Ngoài ra, làm việc trong khu công nghiệp là môi trường tốt để đào tạo và rèn luyện tác phong cho người lao động chuyển từ tác phong nông nghiệp đến tác phong công nghiệp hiện đại [40, tr.25].
Các KCN thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận các phư ng pháp quản lý, phương pháp kinh doanh tiên tiến của các quốc gia và tiếp nhận công nghệ sản xuất hiện đại. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN, quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo c hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có c hội cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế từ các quốc gia khác.
Khi các KCN hoạt động, các doanh nghiệp trong KCN có thể thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế cũng được nâng tầm cao hơn, nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, qua đó tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hoạt động trong các KCN đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất mạnh về hàng hóa và dịch vụ. Để có thể tồn tại và phát triển, buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi mặt.
Phát triển các Khu công nghiệp làm gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thu khác nhau như: thu tiền sử dụng đất, thuế và phí các loại từ các chủ thể kinh doanh mặt bằng công nghiệp và các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động trong KCN.
Thứ hai, đối với ngành công nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đầu tư phát triển các KCN chính là động lực tốt nhất và mạnh nhất để phát triển ngành công nghiệp của một vùng hay một quốc gia. Từ một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, các KCN đi vào hoạt động sẽ làm chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng công nghiệp tăng mạnh. Để duy trì được được nền kinh tế với tỷ trọng công nghiệp ngày càng cao thì ngành dịch vụ buộc phải phát triển và tăng trưởng theo, tạo ra một cơ cấu kinh tế mới. Tỷ trọng của ngành công nghiệp tăng dần và vượt ngành nông nghiệp, khẳng định vị thế của ngành công nghiệp trong cơ cấu địa phương, vùng kinh tế và nền kinh tế.
Thứ ba, đối với các địa phương có KCN.
Đối với các địa phương, các Khu công nghiệp thể hiện vai trò khá rõ trên một số mặt như: tăng tỷ trọng của công nghiệp, tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, làm tăng giá trị SXCN và tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu tại địa phư ng. Bên cạnh đó, các KCN có vai trò trong giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương. Vai trò của KCN đối với từng địa phương và đối với nền kinh tế cơ bản tương đồng nhau, chỉ khác về tính cụ thể và mức độ cụ thể của một số chỉ tiêu có liên quan. Chính vì những đóng góp của các KCN đối với kinh tế – xã hội của địa phương được thể hiện khá rõ trên mọi mặt, do đó, chính quyền các địa phư ng tìm mọi cách phát triển các KCN dựa trên những lợi thế vốn có của mình.
Pingback: Những tác động không tích cực từ việc phát triển các Khu công nghiệp - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ