Phân loại du lịch quốc tế và các hình thức kinh doanh du lịch quốc tế
Phân loại du lịch quốc tế
Hoạt động du lịch quốc tế có thể được phân loại theo nhiều phương thức khác nhau Trong đó:
Phân loại theo mục đích chuyến đi: du lịch quốc tế bao gồm các loại: Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch sinh thái; Du lịch văn h a, lịch sử; Du lịch tham quan; Du lịch thể thao mạo hiểm…
Phân loại theo phương tiện vận chuyển: du lịch quốc tế bao gồm các loại: Du lịch bằng đường hàng không; Du lịch bằng đường thủy; Du lịch bằng đường bộ. Tuy nhiên trên thực tế, trong một chuyến du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế thường sử dụng kết hợp nhiều loại hình phương tiện vận chuyển khác nhau.
Phân loại theo thời gian du lịch: du lịch quốc tế bao gồm du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày.
Các hình thức kinh doanh du lịch quốc tế
KD du lịch quốc tế là việc tổ chức một chuỗi các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu du lịch nước ngoài của khách du lịch quốc tế nhằm mục đích thu lợi nhuận thông qua việc cung ứng các dịch vụ cụ thể.
Về cơ bản, các loại hình kinh doanh du lịch quốc tế tương tự như KD du lịch thông thường, nhưng giới hạn đối tượng phục vụ là khách du lịch quốc tế. Cụ thể, KD du lịch quốc tế gồm các loại hình sau:
KD dịch vụ lữ hành quốc tế: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến một quốc gia du lịch.
KD vận tải khách du lịch quốc tế: là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch quốc tế theo chương trình du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch.
Kinh doanh lưu trú du lịch quốc tế: là việc kinh doanh các loại cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác… cho khách du lịch quốc tế.
Dịch vụ du lịch khác: các loại dịch vụ du lịch khác cung cấp cho khách du lịch quốc tế như Dịch vụ ăn uống, Dịch vụ mua sắm, Dịch vụ thể thao, Dịch vụ vui chơi, giải trí, Dịch vụ chăm s c sức khỏe… [15]
Nguồn: Luận án Kinh tế quốc tế “Phát triển du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)“