Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính của Hàn Quốc
Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính của Hàn Quốc
Từ một quốc gia nông nghiệp, kém phát triển trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chỉ sau hơn 30 năm, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một “con hổ châu Á” và là một trong mười nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Bắt đầu từ năm 2003 dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Roh Moo Hyun, Hàn Quốc đã tiến hành đổi mới chính phủ nhằm vào 5 mục tiêu đó là: xây dựng một chính phủ linh hoạt; cung ứng dịch vụ công có chất lượng cao; mở rộng quyền tự quản và chịu trách nhiệm; mở rộng việc tiết lộ các thông tin công; khuyến khích sự tham gia của người dân.
Để làm cho công cuộc đổi mới chính phủ đi đến thành công; Chính phủ Hàn Quốc đã tham gia theo đuổi mục tiêu: “Chính phủ có khả năng”, “chính phủ giao tiếp” và “chính phủ đáng tin cậy”[40, tr 338].
Kết quả thu được từ quá trình cải cách rất khả quan. Về cải cách tổ chức BMHC, chú trọng phân cấp là vấn đề mấu chốt nhất. Hiện nay, cải cách bộ máy hành chính vẫn còn tiếp tục, đặc biệt trong ngày 18 tháng 11 năm 2014 20 Cơ cấu bộ máy chính phủ Hàn Quốc có sự thay đổi. Theo Luật sửa đổi bộ máy chính phủ được Nội các thông qua hôm 18/11 và có hiệu lực hôm 19/11, Hàn Quốc đã có thêm Cơ quan an toàn quốc dân và Cơ quan cải cách nhân sự trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Cựu Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Park In-yong được đề cử làm Bộ trưởng, Giám đốc Cơ quan an toàn quốc dân, và Cố vấn kinh doanh Công ty cáp quang Samsung Lee Geun-myeon được đề cử làm Thứ trưởng, Giám đốc Cơ quan cải cách nhân sự.
Xem thêm: Cải cách hành chính là gì? Khái niệm cải cách hành chính
Như vậy, thông qua cuộc cải cách bộ máy hành chính, Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi cơ cấu từ 17 bộ, 3 cơ quan ngang bộ và 18 cục thành 17 bộ,
5 cơ quan ngang bộ và 16 cục. Đây được cho là bước đi cần thiết nhằm tăng cường năng lực đối phó với tai nạn và đảm bảo an toàn. Cơ quan an toàn quốc dân sẽ đóng vai trò “tháp điều khiển”, bao quát mọi công tác liên quan đến đảm bảo an toàn, củng cố khả năng đối phó với tai nạn. Cơ quan cải cách nhân sự đặt mục tiêu quét sạch những lề thói tiêu cực, sự câu kết giữa quan chức và các tổ chức, doanh nghiệp tư.
Đối với cải cách bộ máy chính quyền địa phương. Hiện nay, Cơ cấu hành chính của chính quyền địa phương thường gồm ba cấp: 1. Thành phố thủ phủ Seoul, tỉnh thành thủ phủ; 2. Thành phố, hạt, quận tự trị; 3. Eup, Myon và Dong.
Ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người dân. Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 4 vấn đề cơ bản trong cuộc cải cách này. Một là, chuyển dần từ mô hình nhà nước là đơn vị sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người dân sang mô hình đưa người dân vào tự sản xuất hàng hoá và dịch vụ công nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Hai là, Luật “Tăng cường trao quyền cho chính quyền địa phương” được ban hành đã hướng tới việc thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Nội dung cơ bản là, chính quyền trung ương mạnh dạn trao quyền cho chính quyền địa phương tự quyết định những vấn đề cơ bản liên quan đến đời sống của người dân ở địa phương. Ba là, xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống của người dân như phát triển nhà ở, xây dựng công sở, đường sá, cầu cống…mà chính quyền địa phương phải tự đặt trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nội dung này. Bốn là, xu hướng toàn cầu hoá và xã hội thông tin trong tương lai đã tác động đến cách điều hành và quản lý của chính quyền địa phương. Do đó, không còn cách nào khác chính quyền địa phương phải tự cải cách, thay đổi cách quản lý cho phù hợp. Tức là phải quản lý bằng công nghệ thông tin thông qua chính quyền điện tử và quản lý điện tử.