Quản lý côngTin chuyên ngành

Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính Liên bang Nga

Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính Liên bang Nga

Những năm 90 khi nhà nước Liên bang Nga mới được hình thành, dưới thời Cựu Tổng thống Boris Enxin, nước Nga với nền dân chủ và luật pháp yếu kém, một xã hội dân sự mới phôi thai, một nền kinh tế dựa trên khai thác nguyên liệu thô và một dân số bần cùng hóa, một nước Nga quẩn quanh trong ngõ cụt không tìm thấy lối ra, bị Mỹ và các nước phương Tây thao túng và chi phối thì nay lại vươn dậy nhanh trở thành đối tác với tiếng nói có trọng lượng buộc Mỹ và phương Tây phải thay đổi thái độ. Yếu tố góp phần tạo ra các biến đổi về chất có tính đột biến đó là về cải cách bộ máy hành chính Nhà nước.

Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, là nước cộng sản đầu tiên, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo. Hệ thống chính trị Xô Viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Xô là Xô Viết tối cao Liên Xô. Có cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản mới là nhân vật số một. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội đại biểu nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô Viết tối cao. Ở địa phương cơ quan quyền lực cao nhất là Xô Viết địa phương do dân bầu. Xô Viết tối cao bầu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) và phê chuẩn thành phần hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành pháp ở Trung ương. Tương tự, Xô Viết địa phương bầu ra Ủy ban hành chính để đảm nhiệm chức năng hành pháp ở địa phương.

Xem thêm: Cải cách hành chính là gì? Khái niệm cải cách hành chính

Hệ thống chính trị như vậy của Nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô Viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt nhưng đồng thời nó là nguyên nhân rất dễ dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp đảng vì các cấp ủy đảng thực tế gần như không bị nhân dân kiểm soát, Đảng vừa làm ra pháp luật và vừa thi hành pháp luật mà hệ quả là hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân đã được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân…trong giai đoạn cuối của Liên Xô hệ thống này đã mất tính uyển chuyển năng động gây ra thời kỳ được gọi là “thời kỳ trì trệ”.

Năm 1985, Tổng bí thư mới Mikhail Sergeyevich Gorbachov bắt đầu tiến hành cải tổ, nhưng những nỗ lực cải cách đó không thu được kết quả như mong đợi. Trong xã hội Liên Xô có nhiều mâu thuẫn trầm trọng. Ngày 25 tháng 12 năm 1991 Liên Xô chấm dứt tồn tại. Nhà nước Cộng hòa Liên bang mới chính thức ra đời, từ đó đã thay đổi nhiều hiến pháp. Theo Hiến pháp

1993, Liên bang Nga là một nước cộng hòa liên bang với Tổng thống được bầu trực tiếp theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, phổ thông, bình đẳng và trực tiếp. Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và người đảm bảo quyền tự do của công dân. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ với sự đồng ý của Nghị viện, bổ nhiệm các phó Thủ tướng và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng thống cũng có thẩm quyền liên quan tới hoạt động hành pháp. Tổng thống không phải là người đứng đầu chính phủ nhưng có quyền chủ tọa các phiên họp của Chính phủ, quyết định việc từ chức của Chính phủ.

Kết quả đạt được trong quá trình cải cách bộ máy hành chính của Liên bang Nga thể hiện như sau:

– Bộ máy hành chính có sự thay đổi nhiều, Hội đồng có 12 Phó Thủ tướng, 60 Bộ và Ủy ban Nhà nước. Sau khi cải tổ năm 2004, hiện nay Chính phủ còn 17 Bộ, 7 Cục và 30 cơ quan Chính phủ.

– Việc phân chia đơn vị hành chính rõ rang hơn, hiện nay Liên bang Nga chia làm 83 khu vực lãnh thổ – hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm: 21 nước cộng hoà, 46 tỉnh, 01 tỉnh tự trị, 09 vùng, 4 khu tự trị, 02 thành phố trực thuộc TW là Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Ngoài ra, nước Nga được chia thành 8 Đại khu Liên bang do Đại diện toàn quyền của Tổng thống đứng đầu.

– Thành công trong việc thực hiện mô hình “phân quyền”: phân quyền ngang – cơ chế phân chia quyền lực giữa các thiết chế quyền lực ở trên cùng một mức độ – phân quyền ngang hàng (giữa các thiết chế quyền lực ở trungương); phân quyền dọc – cơ chế phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương; phân quyền đặc biệt (lưu quyền) – quyền lực mà nhân dân sử dụng bằng các hình thức khác nhau nhằm thực thi trực tiếp, giám sát và chế ước sự tùy tiện của cơ quan nhà nước khi các cơ quan nhà nước sử dụng phần quyền lực đã được phân chia.

– Hơn hai mươi năm kể từ ngày Liêng bang Nga,  “nước Nga mới”, nước Nga “hậu Xô Viết”- bước lên vũ đài quốc tế không chỉ với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được cộng đồng thế giới thừa nhận, mà cũng với tư cách “quốc gia kế tục Liên Xô”. Qua bao thăng trầm, Liên bang Nga giờ đây dường như đã hội tụ đầy đủ các yếu tố làm nên sức mạnh của một cường quốc thời kỳ “hậu Xô Viết”. Liên bang Nga hiện nay có thế mạnh về tốc độ tăng trưởng kinh tế kỷ lục trong những năm gần đây, vị thế ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; nằm trong tay kho vũ khí hạt nhân lớn, diện tích lãnh thổ rất lớn, sở hữu lượng dầu mỏ khổng lồ và các khoáng sản quý.

Qua việc tìm hiểu nền hành chính Liên bang Nga có thể thấy sự thay đổi lớn từ một nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa sang mô hình thực hiện theo chế độ tổng thống và theo đó đất nước có sự phát triển mạnh về kinh tế, quân sự, thương mại…đây là kinh nghiệm cải tổ đất nước thành công nhất trong lịch sử, đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân tộc.

Kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính Liên bang Nga

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *