Quy tắc đạo đức và ứng xử của kiểm toán nội bộ
Quy tắc đạo đức và ứng xử của kiểm toán nội bộ
Nhằm đạt đƣợc sứ mệnh của kiểm toán nội bộ là [98]“tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức bằng cách cung c p các đảm bảo, tư vấn khách quan dựa trên đánh giá rủi ro” Viện kiểm toán nội bộ (IIA) [68] đã công bố các quy tắc đạo đức cần thiết cho các kiểm toán viên nội bộ khi hành nghề, bao gồm:
– Tính chính trực: là nền tảng cho sự tín nhiệm và độ tin cậy dành cho các đánh giá của họ. Để đảm bảo đƣợc điều này, kiểm toán viên cần:
Phải hoàn thành nhiệm vụ với sự trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm.
Phải tuân thủ luật pháp và phải tiết lộ thông tin khi luật pháp và các quy định nghề nghiệp yêu cầu.
Không đƣợc tiến hành riêng một cách có chủ ý các hoạt động phi pháp hoặc dấn thân vào các hành động gây mất danh dự đối với nghề kiểm toán hoặc đối với tổ chức.
Phải tuân thủ và góp sức cho các mục tiêu đạo đức và hợp pháp của tổ chức.
Xem thêm: Các quan niệm về kiểm toán nội bộ
– Tính khách quan: Các KTVNB thể thiện mức độ khách quan nghề nghiệp cao nhất khi thu thập, đánh giá và truyền tải các thông tin liên quan đến hoạt động hoặc quy trình đƣợc xem xét. Các KTVNB đánh giá một cách công minh tất cả các yếu tố chuẩn xác và trong quá trình đánh giá không để bị ảnh hƣởng bởi các lợi ích cá nhân hoặc bởi ngƣời khác.
Không đƣợc tiến hành riêng các hoạt động hoặc thiết lập các mối quan hệ có thể làm nguy hại đến tính chất công minh của các đánh giá.
Không đƣợc chấp nhận bất cứ thứ gì có thể làm nguy hại hoặc gây nguy cơ làm sai lệch các đánh giá chuyên môn của mình.
Phải công bố tất cả các sự kiện trọng yếu và đó là các sự kiện nếu không đƣợc công bố sẽ có thể gây ra hậu quả là làm sai lệch báo cáo về các hoạt động đƣợc xem xét.
– Bảo mật: kiểm toán nội bộ cần tôn trọng giá trị và tính riêng biệt của các thông tin nhận đƣợc, không công bố các thông tin này khi không có đƣợc phép trừ khi có quy định khác của pháp luật. Cụ thể là:
Phải sử dụng thận trọng và bảo vệ các thông tin thu thập đƣợc
Không đƣợc sử dụng những thông tin này vì lợi ích cá nhân hoặc trái với quy định pháp luật gây thiệt hại cho các mục tiêu đạo đức và hợp pháp của tổ chức.
– Chuyên môn: KTVNB sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc của mình. Do đó, KTVNB:
Chỉ đƣợc dấn thân vào những công việc mà họ có hiểu biết, kỹ năng và có kinh nghiệm.
Phải thực hiện công việc kiểm toán nội bộ theo các chuẩn mực quốc tế dành cho hành nghề kiểm toán nội bộ.
Luôn phải nỗ lực để cải thiện khả năng, hiệu quả và chất lƣợng công việc.