Khái niệm hoàn thiện Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng
Khái niệm hoàn thiện Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng
Theo từ điển Tiếng Việt, Hoàn thiện có nghĩa là “làm cho tốt hơn”. Vậy “Hoàn thiện” kiểm toán nội bộ là làm cho công tác kiểm toán trong nội bộ NHTM đầy đủ hơn về nội dung, sâu sắc hơn về chất lƣợng. Trong bối cảnh hiện nay, công tác kiểm toán nội bộ tại các NHTM còn có nhiều bất cập, từ nội dung, phƣơng pháp tiếp cận, cho tới quy trình kiểm toán…đều chƣa đƣợc thực hiện đ ng nghĩa, chƣa có chiều sâu để mang lại lợi ích gia tăng cho hoạt động kinh doanh của NH. Trên thế giới, việc áp dụng đ ng đắn kiểm toán nội bộ đã mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, bởi vậy, làm cho kiểm toán nội bộ ngày càng tốt hơn, đi đúng hƣớng hơn là một yêu cầu cần thiết.
Ngoài ra, hoàn thiện kiểm toán nội bộ phải là một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục hạn chế, giúp các NHTM phát triển an toàn, hiệu quả. Hoạt động Ngân hàng là một trong những loại hình kinh doanh nhiều rủi ro nhất. Việc hạn chế rủi ro không thể trông chờ vào thanh tra, giám sát từ xa, kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nƣớc… mà đòi hỏi có sự chủ động quản lý, tự bảo vệ từ trong chính nội bộ của tổ chức giống nhƣ một cơ thể cần tự tăng cƣờng sức đề kháng của mình. Một quá trình kiểm tra, giám sát, tƣ vấn hoạt động liên tục sẽ giúp NH nhận biết sớm từ khi rủi ro mới chỉ là nguy cơ, từ đó có thể phòng ngừa, hạn chế rủi ro một cách hiệu quả.
Hoàn thiện kiểm toán nội bộ phải làm tốt toàn diện từ cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp tiếp cận, quy trình kiểm toán theo định hướng các thông lệ quốc tế về thực hành kiểm toán nội bộ. Để việc hoàn thiện kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả, các NHTM cần chú trọng vào chất lƣợng của từng yếu tố cấu thành nên hoạt động này bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy, nội dung, phƣơng pháp, quy trình kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên các cấu phần này lại chịu ảnh hƣởng từ rất nhiều các yếu tố nhƣ: nguồn nhân lực, sự chỉ đạo chuyên môn của Ban kiểm soát, sự phối hợp công tác của ban lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp làm việc với các đơn vị đƣợc kiểm toán, mô hình sở hữu v.v. nên cần phải có giải pháp đối với các nguyên nhân sâu xa này. Nhƣ vậy, việc hoàn thiện kiểm toán nội bộ cần chuẩn hoá các vấn đề cơ bản, từ:
-Cơ cấu tổ chức bộ máy.
-Về nội dung kiểm toán
-Về phƣơng pháp tiếp cận
-Về quy trình kiểm toán
Xem thêm: Các quan niệm về kiểm toán nội bộ
Ngoài định hƣớng tuân thủ theo Chuẩn mực quốc tế cho việc hành nghề chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ do IIA-Viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ ban hành (phụ lục 3) việc hoàn thiện kiểm toán nội bộ cũng cần tham khảo thêm các thông lệ quốc tế về thực hành kiểm toán và kiểm soát nội bộ nhƣ:
– COSO (The committee of Sponsoring Organizations). Đây là một uỷ ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính. Mục tiêu của COSO là định hƣớng, hƣớng dẫn quy định liên quan đến: Quản trị rủi ro doanh nghiệp, Kiểm soát nội bộ và ngăn chặn gian lận.
– Hiệp ƣớc vốn Basel II. Đây là khuyến nghị thứ hai của uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, riêng với lĩnh vực kiểm toán nội bộ, Basel đã đƣa ra 20 nguyên tắc [54] để hƣớng dẫn thiết lập một hệ thống kiểm toán nội bộ hiệu quả, trong đó từ nguyên tắc 1 đến nguyên tắc 15 đƣa ra mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng kiểm toán nội bộ trong ngân hàng; nguyên tắc 16 yêu cầu mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Từ nguyên tắc 17 đến 20 là đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong ngân hàng (phụ lục 4). Nhìn chung, các nguyên tắc về kiểm toán nội bộ do Basel ban hành là phù hợp với các nội dung cơ bản của chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nội bộ do IIA ban hành [13]. Nhƣ vậy có thể thấy đây là một thông lệ rất hữu ích khi xây dựng và hoàn thiện kiểm toán nội bộ cho các NHTM.
– Đạo luật Sarbanes – Oxley 2002: là một trong các đạo luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán ở Mỹ. Đạo luật này đƣợc ban hành ngày 30/7/2002 sau các scandal của Enron, WorlCom và những dính líu của hãng kiểm toán Arthur Andersen. Một yêu cầu căn bản của đạo luật là các bộ phận kiểm toán nội bộ phải rà soát và ghi chép lại hệ thống kiểm soát nội bộ, nhận diện các chốt kiểm soát chính và kiểm tra tính hiệu lực, hiệu quả của các chốt kiểm soát đó [13]. Ngoài ra, trong các báo cáo hàng năm của đơn vị phải có một phần liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ một cách khá toàn diện và có chứng thực của công ty kiểm toán độc lập. Việc làm này sẽ gi p tăng cƣờng công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cƣờng tính độc lập của kiểm toán nội bộ, tăng cƣờng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cho các báo cáo tài chính…
Đây có lẽ là cách tốt nhất để bộ phận kiểm toán nội bộ tuy với lực lƣợng thƣờng rất mỏng nhƣng hoạt động có phƣơng pháp bài bản, từ đó phát huy bản chất là ngƣời tƣ vấn nội bộ cho việc hoàn thiện tốt hơn hệ thống kiểm soát, quản trị rủi ro, đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng.