Quản lý là gì ?
Quản lý là gì ?
Trong quá trình hình thành và phát triển lý luận quản lý, câu hỏi quản lý là gì được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các quan niệm này phản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của quá trình quản lý. Về cơ bản, các quan niệm đều hướng đến chủ thể, đối tượng quản lý, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lý.
Frederick W.Taylor (1856 – 1915) là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái quản lý theo khoa học, cho rằng: Quản ly là biết được chính xác điêu bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đa hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Ông đã đưa ra các tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa học là: Tiêu chuẩn hóa công việc, chuyên môn hóa lao động, cải tạo các hệ quản lý [38].
Henry Fayol (1841-1925) là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, định nghĩa: “Quản lý hành chinh là dự đoán và lập kế hoạch, tô chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lý phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến gồm các chức năng: Dự đoán – Lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra [38].
Để trả lời câu hỏi quản lý là gì , các tác giả Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã đưa ra khái niệm: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tô chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Quản lý là sự tác động có tô chức, có hướng đich của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [16].
Xem thêm: Khái niệm quản lý là gì
Còn theo tác giả Đặng Bá Lãm, “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [57].
Trong quá trình quản lý, người quản lý phải thực hiện rất nhiều hoạt động quản lý dưới góc độ chức năng. Những hoạt động này có thể khác nhau tùy theo tổ chức, hoặc theo cấp bậc của người quản lý. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ cơ bản, phô biến cho mọi người quản lý ở tất cả các tô chức. Người ta thường gọi những nhiệm vụ chung nhất này là chức năng quản lý. Cho tới nay, nhiều chuyên gia quản lý nhất trí cho rằng có bốn chức năng quản lý cơ bản: Lập kế hoạch; Tô chức; Lãnh đạo; Kiểm tra.
Tuy nhiên, để các chức năng quản lý trên đạt được các mục tiêu, hiệu quả cao nhất của tổ chức, cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định như: Nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực thông tin,…được mô hình hóa như sau:
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các góc độ khác nhau của quản lý
Nguồn: Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB Đại học sư phạm
Sau khi trả lời câu hỏi quản lý là gì thì trong quá trình quản lý, nhà quản lý cần phải xem xét đến cách tiếp cận trong quản lý bao gồm:
– Cách tiếp cận hệ thống: Cần phải xem xét coi quản lý như là một hệ thống, được thiết lập từ các hệ thống con, hoạt động trong môi trường chung, tiếp cận hệ thống trong quản lý được thể hiện ở những nội dung:
Thứ nhất: Hoạt động quản lý thực hiện dựa trên cơ sở của hệ thống khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết, kỹ thuật quản lý;
Thứ hai: Theo quá trình, quản lý là một chỉnh thể thống nhất của các chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra;
Thứ ba: Mỗi chức năng quản lý đều có mục tiêu mang tính độc lập tương đối, nhưng đều hướng tới những mục tiêu, mục đích chung của quản lý;
Thứ tư: Hoạt động quản lý luôn gắn liền và có sự tác động qua lại với các biến số của môi trường bên trong và bên ngoài hệ thống được quản lý.
– Cách tiếp cận tình huống: Nhà quản lý phải xem xét bối cảnh của từng tình huống khi áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật quản lý. Phải tiến hành phân tích bối cảnh của môi trường bên trong và bên ngoài của hệ thống đó để tìm ra các phương thức riêng phù hợp, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho tình huống hiện tại.
– Cách tiếp cận chiến lược: Các nhà quản lý ngày nay cần phải có tư duy chiến lược trong việc giải quyết các vấn đề cho hệ thống của mình. Cách tiếp cận chiến lược đòi hỏi nhà quản lý phải đặt ra một chuỗi hành động: Chúng ta đang đứng ở đâu với môi trường?, chúng ta sẽ đi đâu trong tương lai?, chúng ta phải làm những gì để đến được đó?. Những chuỗi hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của chúng ta và các đối tượng có liên quan.