Bài học kinh nghiệm về kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng
Bài học kinh nghiệm về kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng
Kiểm toán nội bộ trên thế giới đã có lịch sử phát triển lâu dài và có bƣớc tiến mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua, ngày càng có vị trí quan trọng, then chốt đối với cơ cấu quản trị doanh nghiệp. Có đƣợc sự phát triển nhƣ vậy là do một hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc, đầy đủ, đồng bộ đƣợc xây dựng cộng với việc áp dụng các thông lệ tốt nhất về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
Trong khi đó, Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, thể chế kinh tế thị trƣờng chƣa đầy đủ, hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém, tính minh bạch thấp, quản trị doanh nghiệp còn non trẻ trong cơ chế và thực thi, chƣa tự nguyện áp dụng các thông lệ tiên tiến về quản trị để có thể tham gia sâu rộng vào thị trƣờng quốc tế trong quá trình hội nhập.
Do đó, khi học tập kinh nghiệp thế giới và trong nƣớc để áp dụng cho Kiểm toán nội bộ, Agribank cần xác định rõ các điều kiện, khả năng hiện nhằm vạch ra lộ trình thích hợp để có những cải tiến phù hợp. Sau đây, NCS sẽ đƣa tám bài học kinh nghiệm mà các NHTM Việt Nam nói chung, Agribank nói riêng có thể xem xét trong thời gian tới.
Thứ nhất, cần xây dựng bộ máy tổ chức KTNB phù hợp với quy mô, tổ chức của các NHTM để đảm bảo vị thế, tính độc lập khách quan của KTNB. KTNB cần đƣợc trực thuộc ban lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Mô hình tổ chức của KTNB cần đƣợc xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức chung của doanh nghiệp. Với các NHTM Viẹt Nam, đặc điểm thuờng gặp là có cả bộ phận KTNB và kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách. Vậy nên, cần xem xét sự phù hợp, hiệu quả của các hoạt động kiểm soát để có cách thức tổ chức bộ máy KTNB phù hợp, nếu không sẽ xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp, đơn thuần chỉ là tăng thêm tầng lớp kiểm tra, kiểm soát, gây áp lực cho hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của các ngân hàng cũng cần phải nhanh chóng ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nội bộ.
Thứ hai, về phạm vi, KTNB cần bao quát tất cả các hoạt động trong ngân hàng, đặc biệt không thể coi thƣờng các khu vực nhƣ công nghệ thông tin, kinh doanh ngoại hối, chính sách nhân sự, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản… Về nội dung, KTNB hiện đại cần ch trọng tới kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu quả các quy trình kiểm soát, quản trị rủi ro, đánh giá hiệu quả hiệu năng các hoạt động của đơn vị, đặc biệt là khung quản trị rủi ro toàn diện theo khuyến nghị của Basel II. Hơn nữa, để tăng khả năng phát hiện các sai phạm, đòi hỏi bộ phận KTNB phải chủ động và linh hoạt trong quá trình thực hiện kiểm toán. Ngoài các cuộc kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán năm, bộ phận KTNB cần tăng số lƣợng các cuộc kiểm toán đột xuất. Ngay cả khi không có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng và dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tƣợng kiểm toán, BKS và Chủ tịch HĐTV cũng nên yêu cầu thực hiện một số cuộc kiểm toán đột xuất.
Thứ ba, về phƣơng pháp, quy trình kiểm toán, cần ch trọng thực hiện phƣơng pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro một cách bài bản, thực chất. Đặc biệt đối với các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tín dụng, phƣơng pháp tiếp cận này gi p KTVNB định huớng các lĩnh vực nhiều rủi ro cần ch trọng. Đây là phƣơng pháp tiếp cận còn khá mới và chƣa đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp ở Việt Nam, do vậy cần đƣợc quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào thực tế hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, khi thực hiện kiểm toán cần tận dụng công nghệ thông tin (phần mềm ứng dụng) từ đó có thể kiểm toán toàn diện trên tổng thể mẫu, tránh đƣợc các rủi ro từ chọn mẫu trong kiểm toán.
Thứ tư, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động KTNB. Việc thực hành kiểm toán cần tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp phù hợp. Các KTVNB cần tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhƣ độc lập, khách quan, trung thực, bảo mật thông tin.
Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
Thứ năm, cần xây dựng ngay tầm nhìn và sứ mệnh của bộ phận kiểm toán nội bộ, hoàn thiện Điều lệ kiểm toán, Sổ tay kiểm toán nội bộ. Chừng nào xác định đƣợc chiến lƣợc dài hạn thì hoạt động kiểm toán nội bộ mới có vị thế tƣơng xứng và có “đất” để phát triển. Ngoài ra, vị thế của Kiểm toán nội bộ cần đƣợc nâng cao bằng cách thiết lập các quy định cụ thể trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của KTNB về: Trách nhiệm của Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; tiêu chuẩn, điều kiện của Trƣởng Đoàn kiểm toán và các Kiểm toán viên; tổ chức theo dõi và giám sát việc xử lý, khắc phục các kiến nghị, đề xuất của KTNB; kiến nghị xử lý ngƣời đứng đầu đơn vị, cá nhân có liên quan đến vụ việc tiêu cực, thiệt hại tài sản; đặc biệt cần thiết lập chế tài xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân không thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm toán;…
Thứ sáu, thực hiện chuẩn mực kiểm toán nội bộ của IIA và các khuyến nghị của Basel. Trên thế giới, chuẩn mực kiểm toán nội bộ của IIA đã đƣợc phổ biến và thực hiện, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Chuẩn mực quốc tế cho việc hành nghề chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ (các chuẩn mực) do IIA ban hành. IIA là một tổ chức phi chính phủ, các chuẩn mực do IIA ban hành không có tính chất pháp lý. Tuy nhiên chuẩn mực về kiểm toán nội bộ lại có ý nghĩa quan trọng, nó là bản tập hợp chung các kinh nghiệm về hành nghề kiểm toán nội bộ của các kiểm toán viên trên 165 quốc gia, đƣợc cập nhật bổ sung hàng năm, bắt kịp sự thay đổi trong hoạt động ngân hàng, gi p hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng xây dựng và vận hành hệ thống kiểm toán một cách hiệu quả. Ngoài ra, các nguyên tắc xây dựng kiểm toán nội bộ của Uỷ ban Basel cũng là nguồn tƣ liệu vô cùng quan trọng, hữu ích và cần thiết để hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại các NHTM.
Thứ bảy, nâng cao trình độ của kiểm toán viên nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ cần đƣợc trang bị những chuyên môn cơ bản.
Những tiêu chuẩn chuyên môn bao gồm trình độ học vấn lẫn kinh nghiệm. Về mặt học vấn phải có đƣợc các chứng chỉ bằng cấp theo quy định, về mặt kinh nghiệm cần từng tham gia các hoạt động nghiệp vụ. Ngoài ra, sẽ rất hữu ích nếu kiểm toán viên nội bộ thông thạo về kỹ năng về máy tính, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau từ vĩ mô, bất động sản, chứng khoán, đầu tƣ, luật pháp…để có kiến thức sâu rộng, dễ dàng lý giải các vấn đề liên quan đến ngân hàng.
Thứ tám, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán. Các đơn vị nên xem xét việc sử dụng phần mềm kiểm toán để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm toán thông qua việc tăng năng suất lao động, cũng nhƣ đảm bảo sự chính xác, khoa học hơn trong kiểm toán.