Kinh tếTin chuyên ngành

Bối cảnh kinh tế – xã hội trong và ngoài nước tác động đến đào tạo nghề

Bối cảnh kinh tế – xã hội trong và ngoài nước tác động đến đào tạo nghề

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của mọi nền kinh tế, tạo cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng ẩn chứa nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt cạnh tranh giữa các nước ngày càng gay gắt. Quá trình quốc tế hóa dẫn tới phân phân công lao động diễn ra sâu rộng, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi quốc gia. Là thành viên chính thức của AFTA, WTO, TPP và ASEAN nên Việt Nam phải thực hiện nguyên tắc “mở cửa thị trường” cho hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài vào, trong đó có thị trường lao động. Việc mở cửa thị trường này là cơ hội nhưng cũng là thách thức khó khăn lớn cho lao động Việt Nam.

Lao động Việt Nam có cơ hội được tham gia nhiều vị trí việc làm do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại cũng như tham gia vào thị trường lao động thế giới nhưng với yêu cầu về kỹ năng nghề, thái độ nghề nghiệp theo tiêu chí, tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Lao động Việt Nam phải cạnh tranh với lao động nước ngoài tràn vào ngay trên sân nhà, thị trường lao động trong nước.

Hơn nữa, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh chóng, đòi hỏi người lao động phải thường xuyên cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng với yêu cầu công việc.

Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Với mục tiêu đó, cùng với sự thay đổi của bình diện thế giới là một thách thức lớn đối với lao động Việt Nam và cũng chính là thách thức của ngành dạy nghề bởi dạy nghề là giải pháp mang tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực.

Do đó, trong giai đoạn tới việc đổi mới và phát triển đào tạo nghề tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu khách quan vừa cấp bách, vừa có tính lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Theo đó, những giải pháp phát triển dạy nghề nói chung và giải pháp tài chính cho đào tạo nghề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng là một yêu cầu cấp thiết.

Bối cảnh kinh tế – xã hội trong và ngoài nước tác động đến đào tạo nghề

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *