Tài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Đo lường mức độ chấp nhận rủi ro

Nhìn chung các NHTM luôn phải đối mặt với sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Mâu thuẫn trên đặt ra cho ngân hàng thách thức phải theo đuổi một mức rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận được phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của mình; có nghĩa là duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp, duy trì khả năng tài chính của ngân hàng ở một chừng mực mà có thể tồn tại, chịu đựng, chống đỡ trước các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài (các cú sốc), có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ (nghĩa vụ nợ) tại những thời điểm xác định. Vì vậy mỗi một ngân hàng, một nhóm ngân hàng và rộng hơn là cả một hệ thống ngân hàng đều có những khẩu vị rủi ro khác nhau hay mức độ chấp nhận rủi ro hợp lý khác nhau.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (1999) cho thấy các ngân hàng đang ngày càng phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các khách hàng và các ngân hàng khác, buộc ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của ngân hàng giảm sút, tạo ra những tổn thất lớn, có thể dẫn đến phá sản ngân hàng (Bessis, 2002).

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra. Theo điều 03 của thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021: “Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay”.

Dự phòng cho vay đại diện cho các khoản lỗ kỳ vọng do ngân hàng thiết lập dựa trên ước tính rủi ro các khoản cho vay của mình. Biến số này có thể đại diện cho chấp nhận rủi ro của ngân hàng (Montes và Peixoto, 2014; De Moraes và cộng sự, 2016; Dang & Dang, 2020).

Như vậy, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại hiện nay là hoạt động tín dụng nên dự phòng rủi ro tín dụng cũng có thể đại diện cho mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.

Nguồn: Luận án Tài chính ngân hàng “Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro”

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *