Kinh tếQuản trịTin chuyên ngành

Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là rất nhiều. Đó là giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện quan hệ lao động, giảm bớt tỷ lệ nhân viên giỏi thôi việc, nâng cao sự trung thành của nhân viên, tạo dựng uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thêm cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới cũng như chiếm ưu thế trong kêu gọi đầu tư (đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài) và phát triển doanh nghiệp bền vững.

Bên cạnh những lợi ích đó, thực hiện TNXH của DN còn đem lại các lợi thế như: nâng cao hình ảnh, uy tín của DN đối với các đối tác (nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng…), mở rộng thị trường, đặc biệt những thị trường đòi hỏi cao về bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – CoC, Code of Ethics- CoE), giữ chân được lực lượng lao động giỏi, thu hút được nhân tài…. doanh nghiệp ý thức được và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tức là họ đang tự bảo vệ mình khi có những bất trắc xảy ra. Với tư cách là doanh nghiệp làm ăn liêm chính và có nhiều việc làm tích cực đối với môi trường, cộng đồng và xã hội, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt, tạo nên vị thế độc tôn cho doanh nghiệp để vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh.

Ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh (Mandl, 2009). Thực tiễn ở các quốc gia cho thấy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến NLCT của DN theo nhiều cách: cải thiện quy trình sản xuất hoặc/và cải tiến sản phẩm, sự thỏa mãn và sự trung thành khách hàng cao hơn, động lực và sự gắn bó người lao động cao hơn, hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn, tiết kiệm chi phí và tăng tỷ suất lợi nhuận do sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực (Mandl, 2009; Leonardi, 2011). Ở góc độ khác xem xét chuỗi giá trị toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh bền vững trong chuỗi (Jorgensen & Knudsen, 2006).

✍✍✍ Xem thêm: Khái niệm trách nhiệm xã hội

Udayasnakar (2008) cho rằng có bằng chứng cho thấy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tạo nên lợi thế dựa trên khác biệt hóa và tăng lợi thế để tiếp cận nguồn lực. Vyakarnam và cộng sự (1997) cho rằng DN thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện uy tín, hình ảnh và tăng sự tự tin cũng như sự trung thành.

Điều này có thể duy trì sự ổn định lực lượng lao động và mối quan hệ với các tổ chức tài chính (Murillo & Lozano, 2006). Nghiên cứu về trách nhiệm môi trường của DN, Masurel (2006) cho rằng động lực chính xuất phát từ nắm bắt cơ hội thị trường hoặc/và chấp hành luật pháp.

 Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có vai trò mấu chốt đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, bởi lẽ các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một trong những điều kiện trong buôn bán thương mại. Đối với các doanh nghiệp, đó là các luật chơi mới, bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng và triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội nếu muốn đi xa hơn. Cụ thể có một số khách hàng họ yêu cầu nhà cung cấp phải thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của tổ chức Sedex. DN nào trải qua cuộc đánh giá về tiêu chuẩn Sedex đạt yêu cầu mới được chọn làm nhà cung cấp. Ngoài ra, trong những ngành có đặc trưng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu do khách hàng dẫn dắt như ngành may thì thực hiện CSR của DN càng có ý nghĩa quan trọng. Các DN cần thực hiện trách nhiệm xã hội để tìm và duy trì chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hay nói cách khác, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của doanh nghiệp.

 Nói tóm lại, vai trò của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng thể hiện rõ đối với các doanh nghiệp. Điều này càng trở nên quan trọng khi mà doanh nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Theo nghĩa đó ảnh hưởng của doanh nghiệp tới xã hội ngày càng được cộng đồng quan tâm và điều này cũng tạo sức ép đối với doanh nghiệp thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *