Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện giới thiệu đầu tiên bởi Jensen và Meckling năm 1976. Jensen và Meckling (1976) cho rằng, nếu nhà quản lý không phải là người sở hữu vốn duy nhất trong DN, thì chi phí đại diện là một chi phí không thể tránh khỏi. Chi phí đại diện là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả, nó bao gồm:
– Chi phí giám sát (monitoring cost) là chi phí để giám sát hoạt động của người đại diện, như là chi phí kiểm toán.
– Chi phí ràng buộc (bonding cost) là chi phí để thiết lập một bộ máy nhằm tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn, như là bổ nhiệm những thành viên bên ngoài vào ban điều hành, hay tái thiết lập hệ thống tổ chức của công ty.
– Mất mát phụ trội (residual loss) hay chi phí cơ hội khi các cổ đông thuê người đại diện và buộc phải đưa ra các hạn chế, ví dụ những thiệt hại do người đại diện lạm dụng quyền được giao để tư lợi.
Ảnh hưởng khá lớn đến chi phí đại diện là dòng tiền chi trả cổ tức. Thông thường nhà quản lý đi thuê tránh chi trả cổ tức nhiều cho cổ đông, bởi vì khi cổ tức chi trả nhiều, dòng tiền nội bộ giảm, sẽ tăng khả năng huy động vốn thêm từ bên ngoài. Và khi tăng vốn huy động từ bên ngoài, hoạt động của công ty sẽ được nhiều thành phần tham gia trên thị trường giám sát và đánh giá, ví dụ như các ngân hàng đầu tư, các ủy ban chứng khoán, và cả những cổ đông mới của công ty. Và đương nhiên, các nhà quản lý không thích bị giám sát nhiều. Trong trường hợp này, chi phí đại diện cần gia tăng để khuyến khích nhà quản lý tăng dòng tiền chi trả cho cổ đông hơn là đưa dòng tiền đi đầu tư những dự án có tỷ suất sinh lời dưới chi phí vốn.
Lợi ích thuần của người đi vay có mối quan hệ ngược chiều với chi phí đại diện. Bemanke và Gertler (1989, 1990) cho rằng, lợi ích thuần của người đi vay cao sẽ làm giảm chi phí đại diện. Khi công việc kinh doanh của người đi vay đang có chiều hướng đi lên, là động lực tăng giá trị thuần của việc vay mượn, giảm chi phí đại diện và gia tăng đầu tư. Ngược lại, cho trường hợp công việc kinh doanh của người đi vay đang đi xuống, thể hiện khả năng giá trị thuần của người đi vay giảm, chi phí đại diện sẽ tăng và đầu tư giảm. Trong thực tế, một công ty với một bảng cân đối kế toán lành mạnh sẽ dễ dàng huy động vốn bên ngoài hơn một công ty với bảng cân đối xấu. Lợi ích thuần của người đi vay thấp sẽ làm gia tăng chi phí đại diện, bởi hai lý do: Thứ nhất, khi lợi ích thuần của người đi vay thấp, họ có ít nguồn quỹ sẵn có để tài trợ đầu tư, dẫn đến việc gia tăng sự khác biệt lợi ích giữa người đi vay và người cho vay, và kết quả là sự gia tăng chi phí đại diện. Thứ hai, khi lợi ích thuần của người đi vay thấp, người đi vay không có động lực thuê mướn người/tổ chức đánh giá chi phí dự án. Điều này làm chất lượng của dự án giảm và tăng chi phí đại diện. Như vậy, sự cân bằng giữa số lượng dự án đầu tư và lợi nhuận mong đợi của dự án sẽ nhạy cảm với mức độ tín nhiệm của người cho vay dành cho người đi vay. Ngoài ra, ở một mức thấp nào đó của lợi nhuận kỳ vọng, có thể làm sụp đỗ hoàn toàn dự án đầu tư.
Chào
Cho xin liên hệ
Pingback: Top 11 Agency Theory Là Gì - Mobitool