Quản Lý Đất ĐaiTin chuyên ngành

Những căn cứ trong quy hoạch đất đai

Những căn cứ trong quy hoạch đất đai

A, Căn cứ vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là qui hoạch tầm vĩ mô của nhà nước, nhằm bố trí, xắp xếp các ngành nghề, các nguồn lực sản xuất xã hộisao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch cho các hoạt động của toàn bộ lĩnh vực trong xã hội. Góp phần thúc đẩy phất triển kinh tế đất nước một cách toàn diện và bền vững.

Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội là cơ sở cho các quy hoạch khác xác định và định hướng thực hiện. Quy hoạch tổng thể định hướng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội, nó vạch ra hướng đi ở tầm vĩ mô cho các ngành các lĩnh vực nhằm thúc đẩy các ngành phát triển đúng hướng. Nó chỉ ra nhu cầu của các ngành, trong đó chỉ rõ nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Bởi vì đất đai là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất trong xã hội. Từ bộ khung mà quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội xây dựng lên giúp cho quy hoạch sử dụng đất đai cũng như các quy họach khác thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.

Quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một bộ phận của qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Qui hoạch sử dụng đất căn cứ vào bộ khung của qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã vạch ra sẵn, để cụ thể hoá và chi tiết hoá các chi tiết các nhân tố của qui hoach tổng thể. Trong quy họach tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã xác định rõ qui mô, địa điểm và phương hướng hoạt động của tùng vùng,từng lĩnh vực. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ việc can cứ ngay vào qui hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội mà bố trí, xắp xếpphân bố đất sao cho đầy đủ, hợp lí và hiệu quả cao nhất, mà không phải làm lại qui hoạch từ đầu.

B, Căn cứ pháp lý của qui hoạch sử dụng đất đai

Những văn bản tạo cơ sở vũng chắc cho công tác lập qui hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc nhũng câu hỏi đặt ra: sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập qui hoạch sử dụng đất đai.Trách nhiện lập qui hoạch sử dụng đất đai, nội dung lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thẩm quyền xét duyệt qui hoạch, kế hoạh sử dụng đất đai.

Hiến pháp nước cộng hào xã hộa chủ nghĩa việt nam năm 1992 đã khẳng định ” đất đai thuộc quyển sở hữu toàn dân”, ” nhà nứoc thống nhất quản lý đất dai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” ( chương II điều 18 ).

Điều 1 luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ: ” đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nứơc thống nhất quản lý “.

Điều 13 luật đất đai xác định một trong nhựng nội dung quản lý nhà nước về đất là: ” quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất “.

Điều 18,điều 1, điều 13 có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho t a biết đất đai của nhà nước ta là do ngưòi dân làm chủ, nhân dân có quyền quýết định sử dụng đất. Nhưng do tầm quan trọng của đất đai, nhà nước đúng ra làm người đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý đất đai và có quyển quyết định và định đoạt việc sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả. Nó cũng đặt ra yêu cầu phải quản lý đất đai theo qui hoạch. Mặt khác, điều 19 luật đất đai cũng đã khẳng định : “ căn cứ để quyết định giao đất là qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt “. Tức là việc giao đất cho các đối tượng sử dụng là phải dựa trên qui hoạch và phù hợp với qui hoạch.

Trách nhiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai

Điều 16 luật đất đai năm 1993 qui định rõ trách nhiệm lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính, theo ngành cũng như theo trách nhiệm của ngành địa chính về công tác này:

– Chính phủ lập qui hoạch. kế hoạch sử dụng đất đai của cả nước

-UBND các cấp( tỉnh, huyện, xã )lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình( qui hoạch theo lãnh thổ hành chính ), trình hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan nhà nứoc có thẩm quyềnxét duyệt.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào quyền hạn của mình lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất dai cho ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt( qui hoạch ngành ).

– Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp chính phủ và UBND các cấp lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (bốn cấp lãnh thổ hành chính, bốn cấp cơ quan ngành ).

Nội dung lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Điều 17(luật đất đai năm 1993) quy định nọi dung tổng quát của qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai :

* Nội dung qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm:

Một là, khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng của từng đại phương và cả nước. Tức là việc ta bố trí địa điểm và phân bổ quĩ đấtcho các nghành theo nhu cầu sử dụng đất đai cho phát triển các ngành trên từng địa phương trong cả nước.

Hai là, điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phất triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Xã hội ngày càng có xu hướng đi lên, nhu cấu sử dụng đất cho phất triển các ngành ngày càng tăng. Do đó, việc bố trí, phân bổ và điều chỉnh lại quĩdất đai cho các ngành là việc lên làm.

* Nội dung kế hạch sử dụng đất đai bao gồm :

Một là, khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch. Thường thời gian qui định từ 10 đến 20 năm và lâu hơn nữa. Do đó, để cho quá trình thực hiện nọi dung qui hoạch đã làm đựoc dễ dàng người ta chia thời gian qui hoạch thành các kế hoạch 5 năm hoặc 10 năm để thực hiện dần.

Hai là, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai được thực hiện trên cái khung mà qui hoạch sử dụng đất đai chỉ ra. Do đó, kế hoạch sử dụng đất đai bị giới hạn trong cái khung đó và được điều chỉnh cho phù hợp với qui hoạch.

Thẩm quyền xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Điều 18 ( luật đất đai năm 1993 ) quiđịnh thẩm quyền xét duyệt qui hoạch,kế hoạch sử dụng đất đai :

* Quốc hội qui định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phậm vi cả nước

* Chính phủ xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

* uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của uỷ ban nhân dân các cấp dưới trực tiếp.

Ngoài các văn bản chính có tính pháp lý ở mức độ cao ( hiến pháp và luật phấp đất đai ). Còn có các văn bản dưới luật cũng như văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và hướng dẫn phương phấp lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như: nghị định 404/cp, ngày 7/11/79; nghị định 34/cp,ngày 23/4/1994; chỉ thị 247/ ttg, ngày 28/4/1995; chỉ thị 245/ ttg, ngày 22/4/1996; thông tư 106/ QHKH?ĐC,ngày 15/4/19991;công văn 518/ CV-ĐC,ngày 10/9/1997; qquyết định 657QĐ/ĐC,ngày 28/01/1995…Tuy nhiên, trong nhữnh năm qua việc ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể hoá cơ sở pháp lý của qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, còn chậm. Như chưa có nghị định của chính phủ về công tác lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, các thông tư của tổng cục địa chính về công tác lập qui hoạch,kế hoạch sử dụng đất.

C, Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai và tiểm năng đất đai.

Để qui hoạch đất đai đạt tính hiệu quả cao, các nhà qui hoạch chỉ căn cứ vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội,căn cứ pháp lý của qui hoạch sử dụng đất mà còn phải căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng sử dụng đất đai nữa. Tuỳ vào tiềm năng đất đai mỗi vùng, hiện trạng sử dụng đất đai của từng nơi, các nhà qui hoạch phải nắm chắc tình hình sử dụng đất của từng nơi đó như: tổng quĩ đất tự nhiên, quĩ đất cho phất triển các ngành, các vùng và tất cả các thành phần kinh tế quốcdân. Từ đó, họ nắm được nhữnh thuận lợi cũng như khó khăn, những vấn đề đạt được và chưa đạt được trong quá trình sư dụng đất.

Việc qui hoạch sử dụng đất phải dựa trên những số liệu thực tế của quá trình sử dụng đất để biết, để đánh giá xen chỗ nào là qui mô thích hợp, chưa thích hợp, sử dụng đất chư hợp lý, chưa tiết kiệm, phát hiện ra nhũng vùng, các thành phần có khả năng mở rộng qui mô trong tương lai. Lấy nó làm căn cứ, làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và phân bố đất đai sao cho đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm cao nhất.

Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai.

Tổ chức điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

Bước đầu tiên này rất quan trọng, nó là cơ sở để thực hiện các bước sau.Do đó, trong bước này càng làm kĩ bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các bước sau bấy nhiêu. Nội dung cụ thể phải thực hiện bao gồm các công việc sau:

– Thu thập và phân loại các thông tin, số liệu, tư liệu, bản đồ về đất đai.thông qua các chỉ tiêu đặt ra, ta xuống tận cơ sở cần qui hoạch để thu thập thông tin và ở các trung tâm lưu trữ tư liệu khác.

-Sau đó ta phải đánh giá độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập được, dùng các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật và môi trường để đánh giá xem độ sát thực của thông tin được bao nhiêu phần trăm.
– Từ đó ta nội nghiệp mới hoá thông tin, số liệu, bản đò.

– Xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp : Chính là xác định nhựng nội dung, địa điểm cần khảo sát thực địa. Đưa ra các kế hoạch điều tra, đo vẽ bản bổ sung, kế hoạch tiến hành khảo sát thực địa, xây dựng phương pháp, tổ chức điều tra thông tin bổ sung. Sau đó ta phải kết hợp xử lý nội nghiệp và ngoại nghiệp chuẩn hoá các thông tin, số liệu, bản đồ.

– Tổng duyệt các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản, thông tin, bản đồ và chọn các số liệu gốc.

– Xác định cơ sở pháp lý của bộ số liệu gốc.

D, Đánh giá thực trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội

– Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai: ta phải dựa trên các chỉ tiêu về qui mô đất, cơ cấu đất đai, chủng loại đất đai và chất lượng đất đai. Từ đó đánh giá mức độ biến động đất đai qua các năm. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Đánh giá tình hình sử dụng đã hợp lý chưa, phân bổ, bố trí địa điểm có phù hợp không. Rút ra nhũng mặt tồn tại và đã đạt được.

– Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai, dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu như: GDP chung và GDP bình quân đầu người, thu nhập, tiêu dùng tích luỹ của dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( theo ngành.theo lãnh thổ ).

Về dân số, dân số trong nông nghiệp và phi nông nghiệp, dân số đô thị và nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số, dự báo biến động dân số trong tương lai.

Thực trạng phát triển của các đô thị: thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các vùng ven đô. Từ đó ta đánh giá nhu cầu sử dụng đất đai cuả các đô thị đó trong tương lai.

Đánh giá tốc độ phát triển của các ngành: công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng và dịch vụ du lịch, nghỉ mát, văn hoá thể thao. Dựa trên nhữnh chỉ tiêu về qui ô, cơ cấu các ngành, nhu cầu phát triển của các ngành.

Đánh giá các chính sách mới của chính phủ về phất triển kinh tế xã hội gây áp lực về cường độ sử dụng đất đai. Đánh giá mức độ tác dụng của các chính sách đến đời sống nhân dân: khuyến khích làm giầu, mở cửa, đối tác với nước ngoài, gọi vốn đầu tư, tác dụng mạnh mẽ của kinh doanh bất đống sản.

E, Dự báo các nhu cầu sử dụng đất đai

Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp ( đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả, đất đồng chăn thả, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản ),dự báo nhu cầu đất phi nông nghiệp ( đất cho khu dân cư nông thôn, đất cho phát triển đô thị, đất cho phát triển cây công nghiệp và dịch vụ, đất cho phất triển giao thông, đất cho nhu cầu phất triển thuỷ lợi…). Ta phải dự báo được giá trị sản xuất của các ngành như giá trị ngành nông nghiệp, giá trị công nghiệp, ngành dịch vụ và ngành gia thông….Dự báo qui mô của các ngành, cơ cấu các ngành.

Những căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất:

– Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của từng ngành.

– Căn cứ quí đất hiện có bao gồm cả số lượng,đặc điểm tài nguyên đất và khả năng mở rộng diện tích cho một số muạc đích sử dụng.

-Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các gia đoạn. Từ đó có thể dễ dàng xác định được nhu cầu sử dụng đất ứng với số vốn và khoa học kỹ thuật.

– Căn cứ vào lực lượng lao động, lịch sử và thực trạng năng suất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từngngành. Lực luợng lao dộng mà có trình độ tay nghề cao thì khả năng mở rộng qui mô sản xuất lớn và ngược lại.

Thực trạng năng suấtcây trồng mà cao thì qui mô và cơ cấu cây trồng cũng thay đổi. Do vậy, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất luôn phải căn cứ vào các nhân tố này.

– Nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp ( gỗ cho xây dựng, gỗ để xản xuất hàng tiêu dùng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng,…) khi nền công nghiệp vàng phát triển, nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp cũng như các ngành khác ngày càng gia tăng. Điều đó, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai đáp ứng cho các ngành luôn thay đổỉ.

– Căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số, phất triển đô thị, các điều kiện về kết cấu hạ tằng, tính kịch sử các tụ điẻm dân cư và các điều kiện địa hình, thuỷ văn.

Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất đai

Sau khi ta dự báo đầy đủ nhu cầu sử dụng đất đai ( 6 loại đất chính ), xác định được nhu cầu biến động của từng đất đai. Từ đó, ta xâu dựng dự án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai.Nội dung chính của bước xâu dựng phương án qui hoạchsử dụng đất này là phân bố, bố trí từng loại đất đai cho các nhu cầu đẫ dự báo theo các phương ánlựa chọn. Xác định rõ ràng vùng này là đất gì, qui mô bao nhiêu, chuyển bao nhiêu đất nông nghiệp sang các ngành khác, phân bổ như thế nào( bao nhiêu cho đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất vườn tạp trong khu vực dân cư, đất ở dành ho chăn nuôi…). Tương tự như vậy, ta cũng phân bố quĩ đất các loại cho các nhu cầu theo các chỉ tiêu đặt ra.

Việc phân bố quĩ đất đai trên là dựa vào một số căn cứ sau: căn cứ vào mục tiêu phất triển kinh tế xã hội đẫ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào hiên trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tính khả thi của việc khai thác mở rộng diện tích các loại đất.

Tổng hợp các phương án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai.

Từ bước trên ta xây dựng song phương án qui hoạch sử dụng từng loại đất đai. Trong bước này, ta tổng hợp toàn bộ các phương án qui hoạch sử dụng đất chung. Từ đây ta xác định rõ được vùng nào có tổng diện tích bao nhiêu, đất nông nghiệp chiếm bao nhiêu, đất khu dân cư, đất giao thông….chiếm bao nhiêu và nhiệm vụ phải thực hiện của vùng đó.

Đó chính là việc ta hoàn thiện bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai. Trên bản đồ phản ánh toàn bộ phương hướng và nội dung đất đai trong tương lai. Nội dung bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
– Ranh giới hành chính, các yêu tố chủ yếu, mạng lưới thuỷ lợi, mạng luới giao thông.

– Hiện trạng các loại đất theo từng mục đích sử dụng.

– các lọai đất theo qui hoạch: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.

Kế hoạch thực hiện sử dụng đất đai.

Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai đã được thể hiện rõ ở bước trên.Do đó,ta chỉ việc xâu dựng từng bước đi cụ thể hoá các nội dung đó đưa vào thực tiễn. Ta chia quá trình thực hiện qui hoạch sử dụng đất thành các gia đoạn,trong các giai đoạn đoa a thực hiện nhũng nội dung cụ thể đã vạch ra sẵn trong phương án qui hoạch chung .Phải chỉ rõ được cái gì làm trước, cái gì làm sau,thời gian hoàn thành mỗi giai đoạn là bao nhiêu.Trong mỗi giai đoạn thực hiện sẽ gập phải một số vướng mắc,để giải quyết những khó khăn đó thì cần cos nhũnh biện pháp nào hoặc có những giải phấp nào để tháo gỡ.

Những căn cứ trong quy hoạch đất đai

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *