Kinh tếTin chuyên ngành

Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Các DNNVV trên thế giới nói chung đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, đóng góp 50% sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân và 63% việc làm. Hoạt động của DNNVV gắn liền với các cộng đồng địa phương, mang lại lối thoát nghèo nàn và phụ thuộc. Trên thực tế, tại các nước có nền kinh tế phát triển các doanh nghiệp lớn hay kể cả các tập đoàn xuyên quốc gia đều hình thành từ các DNNVV cách đây 30, 40 năm. Các DNNVV có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong việc tạo dựng công nghiệp hỗ trợ và mạng lưới phân phối sản phẩm. Với tính năng động cao, các DNNVV cũng là nơi khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn để từng bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn. Với đặc điểm chung của các DNNVV, nhất là trong giai đoạn mới hình thành và phát triển (thiếu năng lực về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý còn hạn chế) các nền kinh tế đều xác định việc hỗ trợ DNNVV từ phía Chính phủ là chính sách lâu dài, chứ không phải là tạm thời.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập cao vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh và việc phát triển khu vực DNNVV là cơ hội sử dụng tốt các lợi thế này. Do đó việc phát triển DNNVV một cách mạnh mẽ, đúng hướng sẽ góp phần đẩy nhanh và thực hiện tốt quá trình này. Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015 đã được cụ thể hoá qua quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó nêu rõ quan điểm mang tính định hướng về phát triển DNNVV ở nước ta, bao gồm:

– Phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

– Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

– Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DNNVV phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật… làm chủ doanh nghiệp; chú trọng hỗ trợ phát triển DNNVVđầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

– Hỗ trợ phát triển DNNVV nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó quyết định 1231/QĐ-TTg cũng thể hiện mục tiêu tổng quát như sau: “Đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.”

Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *