Kinh tếTài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

– Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất

Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp duy trì được hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các doanh nghiệp, khi đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

– Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

Xem thêm: Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

– Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì nguồn vốn hạn chế. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn này thì giá vốn sẽ cao, sản phẩm khó được thị trường chấp nhận, hơn nữa khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để có một cơ cấu vốn hiệu quả, kết cấu hợp lý là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

– Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, tìm đến nguồn tín dụng ngân hàng là một điều phù hợp.

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *