Quản lý côngTài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ

Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ

Một là, công nghiệp hỗ trợ phát triển gắn kết với ngành/phân ngành công nghiệp hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó (đối tượng hỗ trợ) và tích hợp theo cả chiều dọc và chiều ngang. Đồng thời, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ có tác dụng thúc đẩy những ngành công nghiệp (sản phẩm) phát triển và thu hút đầu ra của các cơ sở sản xuất hỗ trợ cấp dưới.

Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ

Hai là, sử dụng nhiều vốn và mức độ lành nghề của công nhân có yêu cầu cao hay không cao còn tùy thuộc vào mỗi ngành là đối tượng hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ cần thiết cho cả công nghiệp lắp ráp (ô tô, xe máy, điện tử…) và công nghiệp chế biến (dệt may, giầy da…). Tuy nhiên, đối với mỗi ngành thì công nghiệp hỗ trợ lại có những đặc điểm và yêu cầu chính sách khác nhau: công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đòi hỏi nguồn lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện kim loại, nhựa, cao su và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm; trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp chế biến lại không đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao, sản xuất ít loại linh phụ kiện và không tác động lớn đến chất lượng của sản phẩm.

Xem thêm: Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

Ba là, công nghiệp hỗ trợ xuất hiện phổ biến trong các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo kiểu thầu phụ/vệ tinh, trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ.

Bốn là, đối với một ngành/phân ngành và nhất là các sản phẩm cụ thể nào đó, các tổ chức hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ thường có quy mô vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hoá sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay đổi mẫu mã, có sức sống và sức cạnh tranh cao.

Năm là, sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có thể được cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Sáu là, giá trị của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường, thậm chí có lên tới 80-90%. Trong việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhà nước, cần tùy theo phân ngành của công nghiệp hỗ trợ để có thể xác lập chính sách thích hợp, nhất là chính sách tài chính.

Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

One thought on “Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *