Kinh tếTài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu

– Phân loại theo khả năng chứng khoán hóa thì hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu có thể chia thành 2 loại:

+ Loại thứ nhất: Các khoản nợ xấu được chứng khoán hóa như trái phiếu, cổ

phiếu, các loại giấy tờ xác nhận nợ khác.

+ Loại thứ hai: Các khoản nợ xấu chưa được chứng khoán hóa.

– Phân loại theo tài sản bảo đảm thì nợ xấu có thể chia thành các loại:

+ Nợ xấu có tài sản bảo đảm: Là các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm kèm theo. Mức độ rủi ro của loại nợ này thấp hơn so với loại nợ không có tài sản bảo đảm.

+ Nợ xấu không có tài sản bảo đảm: Là loại nợ xấu của doanh nghiệp được

vay nhưng không có tài sản bảo đảm trực tiếp kèm theo.

Mt số loại hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu

Nợ xấu của tổ chức tín dụng tồn tại dưới các khoản nợ xấu từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh,… (thường là hàng hóa trên thị trường sơ cấp).

Nợ xấu được chứng khoán hóa (thường là hàng hóa trên thị trường thứ cấp): Việc mua bán nợ xấu đôi khi cũng được thực hiện qua hình thức chuyển nợ thành cổ phần hoặc chứng khoán hóa các khoản nợ dưới dạng cổ phần. Công ty mua lại nợ xấu tham gia góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu là người chủ sở hữu của công ty cổ phần và được gọi là cổ đông. Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty tương ứng với số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ. Ngoài ra, ở các thị trường tài chính phát triển còn có thể tồn tại các dạng chứng khoán phái sinh có nguồn gốc từ nợ xấu của doanh nghiệp.

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *