Kinh tếTin chuyên ngành

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện là những định hướng, quy định về phương thức hoạt động của cả  hệ  thống BHXH nhằm đảm bảo cho các hoạt động bảo hiểm xã hội tự nguyện diễn ra bình thường, đạt được những mục tiêu đề ra. Theo nghĩa đó, BHXH tự nguyện phải được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản sau:

1. Nguyên tc t nguyn

Trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc tham gia hoàn toàn dựa trên cơ  sở  tự  nguyện của người lao động, không mang tính bắt buộc. Người lao động có quyền tự quyết định tham gia hay không tham gia, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mình. Vì đây là hình thức tự  nguyện, nên để thu hút nhiều người lao động tham gia, nhằm đảm bảo ASXH thì Nhà nước cần phải thiết kế  một chính sách thông thoáng, mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với thực tiễn và tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện. Thậm chí phải hỗ trợ đóng phí cho những người lao động thuộc đối tượng thu nhập thấp để họ có cơ hội tham gia. Nếu  đảm  bảo  thực  hiện  tốt  nguyên tắc  này, thì chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện mới thực sự đi vào cuộc sống và công tác tổ chức triển khai mới diễn ra dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả.

2. Nguyên tc đóng – hưởng, công bằng và bình đẳng

Có thể nói, mọi hoạt động trong đời sống xã hội nếu thực hiện công bằng và bình đẳng sẽ  hạn chế  được những mâu thuẫn nội tại giữa con người với con người và đây chính là động lực tạo ra sự  đoàn kết và khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của  con người cho sự  phát triển  kinh tế  – xã hội  của  đất  nước.  Trong hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng, cần phải tuân thủ theo nguyên tắc này, vì nó liên quan tới quyền và nghĩa vụ  của người lao động và ảnh hưởng trực tiếp  đến  đời  sống  của  người  lao động  và gia đình họ. Nguyên tắc  này phải  được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ  thể, không có sự  phân biệt giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, hoặc trong cùng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng không được phân biệt về giới tính, ngành nghề,  khu vực,  thu nhập…Mức  đóng  và mức  hưởng  trợ  cấp  BHXH tự nguyện thường có mối quan hệ tương ứng với nhau, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, nếu chỉ thực hiện với chế độ hưu trí và tử tuất. Nếu thực hiện các chế độ khác thì BHXH tự nguyện vẫn có tính không hoàn trả nhằm chia sẻ rủi ro, gắn kết cộng đồng và lợi ích giữa các bên tham gia.

3. Nguyên tc đơn gin và thun tin

Ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình thức BHXH tự nguyện thường  triển  khai sau BHXH bắt  buộc.  Do vậy,  về  chính sách cũng  như  bộ  máy thực hiện không thể  đồng bộ  và hoàn thiện  bằng loại hình BHXH bắt buộc. Hơn nữa, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện  chủ  yếu là nông dân, lao động tự do…Những người này có đặc điểm là công việc bấp bênh, không ổn định, trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn kỹ thuật và thu nhập thấp… Vì vậy, để những người lao động này nhanh chóng tiếp cận với chính sách BHXH tự nguyện thì quá trình tổ chức  thực  hiện  phải  đơn  giản,  dễ  dàng, thuận  tiện,  bảo  đảm  kịp  thời  và đầy  đủ quyền lợi cho người tham gia. Cụ  thể, phải đơn giản hóa về  thủ  tục đăng ký tham gia và hưởng các chế độ; phương thức thu, chi trả phải linh hoạt và thuận tiện.

4. Nguyên tc bo tr ca Nhà nưc

Bảo hiểm xã hội ra đời nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm ASXH. Hoạt động BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị, xã hội, vừa thể  hiện tính nhân văn sâu sắc. Do vậy, cho dù BHXH hoạt  động  theo hình thức  bắt  buộc  hay tự  nguyện  thì đều  có sự  bảo  trợ  của  Nhà nước. Mục đích bảo trợ  của Nhà nước là để cho hoạt động BHXH tự  nguyện được an toàn, lành mạnh, hiệu quả  và đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa, giúp cho người tham gia an tâm, tin tưởng. Không chỉ có bảo trợ, Nhà nước còn có thể  hỗ  trợ  phí BHXH tự nguyện cho người tham gia, đặc biệt trong giai đoạn đầu triển khai. Cách làm này sẽ  trực tiếp khuyến khích và tạo sức lan tỏa giữa những lao động trong xã hội nhằm nhanh chóng mở rộng diện bao phủ của BHXH nói chung.

5. Nguyên tc phát trin

Phát triển chính sách BHXH tự nguyện là thể hiện sự công bằng, văn minh và tiến bộ xã hội. Để chính sách này thực sự đi vào cuộc sống, thì việc thiết kế chính sách phải theo hướng “mở  và linh hoạt”, tổ  chức triển khai phải phù hợp với thực tiễn. Từ đó mới mở rộng được diện bao phủ BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, số lượng chế độ được áp dụng trong mỗi thời kỳ phải phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, thu nhập của dân cư, trình độ quản lý… và đáp ứng được nhu cầu thực tế  của người tham gia. Khi phát triển đối tượng tham gia, không nên mở  rộng tràn lan, mà phải có lộ  trình và phân loại lao động theo các nhóm có mức thu nhập khác nhau (cao, trung bình, thấp). Đối với nhóm lao động có mức thu nhập từ trung bình trở lên thì khả năng tham gia BHXH tự nguyện sẽ rất cao và việc mở rộng đối tượng tham gia ở nhóm này sẽ dễ dàng hơn. Nhưng nhóm lao động có mức thu nhập thấp thì khó có khả  khả  năng tham gia, để nhóm này có cơ  hội được tiếp cận với chính sách BHXH tự  nguyện, cần thiết phải có sự  hỗ  trợ  tích cực của Nhà nước trong việc đóng phí BHXH.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *