Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương
Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương
Công tác quản lý thu ngân sách
Để bổ sung thêm nguồn vốn bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản, HĐND TP cho phép UBND TP huy động thêm các nguồn vốn, tranh thủ tối đa các nguồn vốn ODA, nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi đầu tư dưới các hình thức BT, BOT, BTO vào các dự án hạ tầng trọng điểm và dịch vụ công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về quy mô và số lượng các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP.
Đối với quản lý thu thuế, TP đã áp dụng một số biện pháp để chống thất thu thế và nâng cao hiệu quả quản lý như: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc tuân thủ pháp luật thuế đến người nộp thuế nhằm nâng cao nhận thức cho người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế; (2) Ngành tài chính phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan ban ngành để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; (3) Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế; (4) Thực hiện thanh tra, kiểm tra các DN (DN có hoạt động liên kết có dấu hiệu chuyển giá; các DN có hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thương hiệu, bảng quyền, chuyển nhượng dự án; các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp ngân sách nhà nước lớn; các DN có dấu hiệu rủi ro về gian lận thuế, các DN có phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt trong nhóm ngành rượu, bia, thuốc lá…)
Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách
Phân bổ chi NS của TP được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên như sau: trước hết phải đảm bảo chi hoạt động thường xuyên theo đúng chính sách, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành; bố trí chi trả nợ vốn gốc và lãi các khoản vay đến hạn; đảm bảo dành nguồn tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ; trích dự phòng NS và nguồn bổ sung quỹ dự trữ tài chính; phần còn lại bố trí chi đầu tư phát triển.
Quản lý chi thường xuyên: TP thực hiện cơ chế giao tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính, giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Với việc thực hiện cơ chế đó, các cơ quan, đơn vị của TP có thể chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp, bố trí các khoản chi, tiết kiệm chi, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản: TP ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng; trong quá trình điều hành, các cơ quan chức năng thường xuyên rà soát, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện dự án, kết quả giải ngân thanh toán để tham mưu UBND TP điều chỉnh giảm vốn của các dự án chậm triển khai, bổ sung cho các dự án có tiến độ thực hiện tốt.
Xem thêm nội dung quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương tại đây