Quản lý côngTin chuyên ngành

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với thu- chi ngân sách địa phương

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với thu- chi ngân sách địa phương

a). Về công cụ quản lý:

Đó là pháp luật; các chính sách kinh tế, tài chính; kiểm tra, thanh tra, giám sát;…Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội. [78]

Công cụ pháp luật được thể hiện dưới dạng cụ thể là chính sách, cơ chế quản lý thu, chi ngân sách, mục lục ngân sách nhà nước.

Hình thức của pháp luật chính là các văn bản quy phạm pháp luật, mà cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương, bao gồm: Hiến pháp; Luật (Luật HĐND và UBND, Luật NSNN, Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật phí và lệ phí); các Nghị định, Thông tư có liên quan; Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND liên quan đến quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.

Pháp luật chính là công cụ, là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước xác định thẩm quyền và nội dung phạm vi quản lý; là các căn cứ để đối tượng quản lý thực thi.

Theo Wikipedia “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó”.

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. (Kế hoạch tài chính trung hạn, Kế hoạch đầu tư dài hạn,…)

Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức nhà nước, ngành kinh tế và các mục đích kinh tế – xã hội do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính thuộc khu vực nhà nước. [14]

Hạch toán sai mục lục ngân sách nhà nước được xem là hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách.

Kiểm tra, thanh tra được các cơ quan nhà nước sử dụng làm công cụ để quản lý

b).Về phương pháp quản lý:

Các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý như phương pháp tổ chức, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp thuyết phục.

Phương pháp tổ chức được chủ thể quản lý sử dụng để bố trí, sắp xếp các hoạt động thu-chi ngân sách theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý hoạt động thu-chi ngân sách địa phương cho phù hợp.

👉👉👉 Xem thêm: Ngân sách địa phương là gì? Khái niệm và vai trò của Ngân sách địa phương

Phương pháp hành chính được sử dụng khi chủ thể quản lý muốn đối tượng quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện với các yêu cầu của chủ thể quản lý, bằng cách đưa ra các mệnh lệnh hành chính. Phương pháp kinh tế được sử dụng khi chủ thể quản lý muốn sử dụng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của đối tượng quản lý.

Phương pháp thuyết phục là một trong phương pháp cơ bản trong hoạt động QLNN, được biểu hiện dưới hình thức như tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, chứng minh….

Thuyết phục là phương pháp tác động đến nhận thức, tư tưởng của đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự tự giác trong việc chấp hành pháp luật và các quyết định quản lý của nhà nước.

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *