Tài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng và nhu cầu đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng và nhu cầu đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Nhà nước là chủ thể quản lý, quản lý các NHTMCP với tư cách là cơ quan quyền lực nhằm bảo đảm cho các NHTMCP quyền tự do kinh doanh theo pháp luật. Các NHTMCP là đối tượng quản lý, được phép kinh doanh những hoạt động không bị cấm và được Nhà nước cho phép đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật, nghĩa là chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, hiệu quả quản lý nhà nước quyết định rất lớn đến sự hiệu quả của quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Tuy vậy, Mỗi NHTMCP đều cố gắng tìm cho mình một cấu trúc đa dạng hóa hoạt động tín dụng tối ưu nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, nên mức độ đa dạng hóa hoạt động tín dụng khác nhau giữa các NHTMCP và Nhà nước khó có thể áp đặt hoặc yêu cầu các NHTMCP phải đa dạng hóa hoạt động tín dụng theo mong muốn.

Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng và nhu cầu đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP là phát huy tốt nhất vai trò quyết định của quản lý nhà nước đối với việc đáp ứng nhu cầu có được một cấu trúc đa dạng hóa HĐTD tối ưu của các NHTMCP. Do vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ này, Nhà nước phải vừa thực hiện quyền lực nhà nước vừa phải phục vụ cho quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Hoạt động điều hành của Nhà nước trên cơ sở tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước, tôn trọng quy luật hoạt động của thị trường, tạo môi trường pháp lý, hướng dẫn, định hướng phát triển đa dạng hoạt động tín dụng, tôn trọng và tạo điều kiện cho khả năng tự điều chỉnh của thị trường. Nhà nước tạo thuận lợi về mọi mặt cho các NHTMCP, ngoài hoạt động cho vay, còn cấp tín dụng dưới các hình thức khác có những ưu thế riêng biệt về thu nợ, bảo đảm nợ có tính thanh khoản cao, giúp giảm nhẹ rủi ro hoạt động tín dụng (xem Phụ lục 8), bao gồm chiết khấu CCCN và GTCG, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng và bao thanh toán. Phát huy cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả của các NHTMCP. Hỗ trợ các NHTMCP và tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đa dạng hóa hoạt động tín dụng là nhiệm vụ chính, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình đa dạng hóa HĐTD. Qua đó, thực hiện tốt các mục tiêu quản lý nhà nước về đa dạng hóa HĐTD, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng và nhu cầu đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *