Tài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng là một trong những nội dung quan trọng đối với quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Mục đích đánh giá này để xác định kết quả thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Do vậy, công tác đánh giá này cần xem xét trong mối liên hệ về kết quả đạt được giữa các mục tiêu quản lý nhà nước, chức năng quản lý nhà nước và nội dung quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng và qua đánh giá, xem xét những tác động, rút ra những bài học trong quá trình QLNN về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Trong đó, các mục tiêu thúc đẩy đa dạng hóa hoạt động tín dụng tăng trưởng nhanh, hiệu quả, an toàn, bền vững, đúng định hướng, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch, hài hòa các lợi ích phải gắn liền với thực hiện các chức năng và thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước trong quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng.

Từ các mối liên hệ trên và vận dụng các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước của Ngân hàng phát triển Châu Á là các tiêu chí về hiệu lực, hiệu quả, sự công bằng, sự duy trì một cách bền vững [25, tr.35] và phù hợp [25, tr.44-45]. Tác giả tổng hợp các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa hoạt động tín dụng bao gồm: Tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp, tiêu chí công bằng và tiêu chí bền vững

Thứ nhất, tiêu chí hiệu lực: “Hiệu lực quản lý nhà nước là một phạm trù xã hội chỉ mức độ pháp luật được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch sử nhất định”[49, tr.7]. Do vậy, Hiệu lực quản lý nhà nước về đa dạng hóa HĐTD chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan quản lý nhà nước của các NHTMCP và KH; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN và uy tín của các cơ quan QLNN đối với các NHTMCP và KH trong quản lý nhà nước về đa dạng hóa HĐTD.

Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ tuân thủ các quy định pháp luật: Xem xét mức độ tuân thủ về đối tượng cấp tín dụng, nguyên tắc, điều kiện và quy trình cấp tín dụng, loại và phương thức cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, lãi suất tín dụng, quyền và nghĩa vụ cả KH, quyền và nghĩa vụ của NHTMCP, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan đến quá trình đa dạng hóa HĐTD. Đồng thời đánh giá việc tuân thủ các mức quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính yếu đối với quá trình điều tiết, kiểm tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD (xem bảng 1.3).

Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước: Đánh giá mức độ thực hiện việc tổ chức xây dựng và triển khai định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD; mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo điều kiện pháp lý cho phát triển đa dạng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng; mức độ điều tiết, can thiệp của Nhà nước, can thiệp quá mức hay thiếu sự điều tiết phù hợp trong quá trình đa dạng hóa HĐTD; mức độ thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát có thường xuyên hay buông lỏng trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.

Thứ hai, tiêu chí hiệu quả: Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ khai thác các yêu tố đầu vào để tạo ra kết quả hoạt động tối đa với chi phí hoạt động tối thiểu, hoăc là chỉ tiêu phản ánh năng suất hoạt động, hiệu suất sử dụng các chi phí đầu vào. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả quản lý nhà nước về đa dạng hóa HĐTD phản ánh kết quả hoạt động quản lý nhà nước với mức tối đa và chi phí QLNN ở mức tối thiểu. Hiệu quả quản lý nhà nước được đánh giá bằng mức độ đạt được của nội dung quản lý nhà nước so với các mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD đã đặt ra.

Kết quả của hoạt động định hướng, ban hành pháp luật, điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước so với các mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD. Hoạt động định hướng có hiệu quả khi đề ra các giải pháp đa dạng hóa HĐTD đảm bảo an toàn, hiêu quả kinh doanh của các NHTMCP và tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân tiếp cận đa dạng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. Trong công tác xây dựng, ban hành các quy định pháp luật, tạo khung pháp lý ổn định lâu dài, ít điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin pháp luật cho các NHTMCP và KH thực hiện tốt các quy định trong quá trình triển khai các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng, góp phần gia tăng hiệu quả QLNN về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Hoạt động điều hành của Nhà nước tao thuận lợi cho các NHTMCP phát triển lâu dài các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng; bảo vệ lợi ích cho các NHTMCP, KH qua điều tiết, can thiệp phù hợp với tình hình thực tế, giúp cho việc mở rộng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức ít bị ảnh hưởng và đảm bảo cho quá trình đa dạng hóa HĐTD được an toàn. Đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngoài việc xử lý nghiêm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật còn tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra những hạn chế trong công tác định hướng, ban hành pháp luật và điều hành của Nhà nước để hiệu chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng được ổn định lâu dài, bảo vệ lợi ích và giảm thiểu tác động cho các NHTMCP, KH và nền kinh tế.

Vận dụng các nguyên tắc cốt lõi cho giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng công bố phiên bản cuối cùng của Basel I trong tháng 9 năm 2012 [106, tr.1-78], tác giả xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu chính đối với quá trình điều tiết, kiểm tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD (xem Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Một số tiêu chí/chỉ tiêu điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng dựa vào các nguyên tắc của Basel I

Tiêu chí/ Chỉ tiêu Mục đích
1-Tỷ lệ an toàn vốn: Vốn ngân hàng/ Tài sản có điều chỉnh rủi ro (Nguyên tắc 16-An toàn vốn) Đưa ra các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp, quy định rõ thành phần của vốn để phản ánh được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.
2-Hạn mức tín dụng.

3-Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với từng hình thức cấp tín dụng

(Nguyên tắc 17-Rủi ro tín dụng)

Kiểm soát quy mô đa dạng hóa HĐTD qua các chỉ tiêu hạn mức tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với từng hình thức cấp tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.
4-Tỷ lệ cấp tín dụng đối với một KH (Nguyên tắc 19-Giới hạn các giao dịch lớn). Giám sát các khoản cấp tín dụng lớn trong quá trình đa dạng hóa HĐTD, hạn chế việc tập trung cấp tín dụng một KH
5-Tỷ lệ cấp tín dụng đối với một KH có liên quan (Nguyên tắc 20-Giao dịch với các bên liên quan) Giám sát, hạn chế các NHTMCP tập trung cấp tín dụng một KH hoặc nhóm các KH có liên quan
6-Tỷ lệ cho vay/vốn huy động.

7- Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn (Nguyên tắc 24-Rủi ro thanh khoản)

Cơ quan QLNN giám sát khả năng chi, đảm bảo cho các NHTMCP sẵn sàng ứng phó với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ.
8-Công khai và minh bạch trong quá trình đa dạng hóa HĐTD (Nguyên tắc 28-Công khai và minh bạch) Cơ quan QLNN quy định các NHTMCP phải công khai minh bạch thông tin trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.

Nguồn: [106, tr.1-78]

Thứ ba, tiêu chí phù hợp: Tiêu chí phù hợp trong QLNN về đa dạng hóa hoạt động tín dụng  bao gồm: Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng; các quy định của pháp luật có nội dung bên trong phù hợp nhau, phù hợp trong quy định pháp luật giữa các hình thức cấp tín dụng, sự phù hợp giữa luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng, sự phù hợp giữa các quy định đối với từng hình thức cấp tín dụng với các quy định pháp luật khác, sự phù hợp giữa các quy định đối với các hình thức cấp tín dụng với thực tế; phù hợp về nội dung, phương pháp điều hành; sự phù hợp về nội dung, phương thức, hình thức, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD.

Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng: Sự phù hợp giữa các mục tiêu định hướng so với kết quả phát triển thêm các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. Sự phù hợp giữa các mục tiêu định hướng đa dạng hóa HĐTD so với việc ban hành pháp luật, điều tiết của Nhà nước và hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Sự phù hợp các nội dung bên trong của các quy định pháp luật: Quy định của pháp luật đối với từng hình thức cấp tín dụng có nội dung bên trong phù hợp với nhau giữa các nội dung bao gồm: Đối tượng cấp tín dụng, nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, loại hình, phương thức cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, lãi suất tín dụng, quyền và nghĩa vụ cả KH, quyền và nghĩa vụ của NHTMCP, đảm bảo nợ tín dụng, kiểm tra, giám sát quá trình cấp tín dụng, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng. Các nội dung phù hợp, đảm bảo sự thống nhất, nhất quán giữa các nội dung; các nội dung không mâu thuẫn, triệt tiêu nhau để có thể triển khai phát triển thêm hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng.

Sự phù hợp trong quy định pháp luật giữa các hình thức cấp tín dụng: Sự phù hợp, đảm bảo không mâu thuẫn, triệt tiêu mà tác động tích cực lẫn nhau, tạo ra những gói cấp tín dụng cho KH với nhiều hình thức cấp tín dụng đa dạng, tạo điều kiện phát triển các hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP. Sự phù hợp giữa Luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng, được thể hiện qua sự nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện hình thức cấp tín dụng phù hợp với các luật đã ban hành.

Sự phù hợp giữa các quy định đối với từng hình thức cấp tín dụng với các quy định pháp luật khác: Sự phù hợp, đồng bộ, đầy đủ, kịp thời của hệ thống các quy định pháp luật có hiên quan như pháp luật về đăng ký kinh doanh, đất đai, đầu tư và các chính sách như chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách kích cầu đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển một số ngành, lĩnh vực, chính sách thuế,..

Sự phù hợp giữa các quy định pháp luật đối với các hình thức cấp tín dụng so với thực tế: Các quy định pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; quy định được cụ thể, rõ ràng, tương thích với khu vực cũng như trên thế giới nhất là những quy định trong quá trình thực hiện những cam kết hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó bao gồm cam kết thực hiện lộ trình mở cửa hoạt động tín dụng. Đồng thời, đảm bảo sự phù hợp về năng lực tài chính, khả năng quản trị, mức độ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực,..của các NHTMCP.

Sự phù hợp về nội dung, phương pháp điều hành: Hoạt động điều tiết của Nhà nước theo hướng mở rộng HĐTD đa dạng hình thức cấp tín dụng, loại hình, phương thức cấp tín dụng, cần khuyến khích các NHTMCP thực hiện bằng phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN; việc điều tiết theo hướng thu hẹp các hình thức cấp tín dụng, loại hình, phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng, cần khuyến khích các NHTMCP thực hiện bằng phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, phương pháp hành chính và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN.

Trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quá trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng, cần vận dụng phù hợp giữa nội dung và phương thức thanh tra, giám sát; Thực hiện hoạt động giám sát từ xa, hoạt động thanh tra tại chỗ phù hợp với từng nội dung thanh tra, giám sát đối với quá trình đa dạng hóa HĐTD theo nguyên tắc kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng.

Thứ tư, tiêu chí công bằng: Tiêu chí công bằng trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD đòi hỏi sự cân đối về quyền và nghĩa vụ giữa các NHTMCP và KH trong tiếp cận và phát triển các hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng. Mọi hoạt động cấp tín dụng của các NHTMCP và tiếp cận đa dạng các hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng phải bảo đảm công bằng, cân xứng về giá trị. Việc đảm bảo công bằng, lợi ích cho các NHTMCP, KH và lợi ích chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy các NHTMCP triển khai đa dạng hóa hoạt động tín dụng, thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn các NHTMCP và KH khai thác được những lợi thế nghiệp vụ, hướng dẫn về đối tượng, nguyên tắc, quy định về lãi suất, điều kiện cấp tín dụng, an toàn tín dụng, quyền hạn và nghĩa vụ của NHTMCP và KH, giúp cho KH có được sự tiện ích, chi phí sử dụng vốn tín dụng phù hợp và giúp NHTMCP hạn chế rủi ro, phân tán được rủi ro,.. Bên cạnh, hướng dẫn các NHTMCP triển khai đa dạng hóa HĐTD phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, phục vụ cho các ngành, lĩnh vực kinh tế, phục vụ cho nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội.

Thứ năm, tiêu chí bền vững: Tiêu chí bền vững trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD được biểu hiện qua sự ổn định về định hướng, ổn định về pháp lý và đảm bảo hài hòa lợi ích cho các NHTMCP, KH và lợi ích chung cho phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật liên quan đến triển khai từng hình thức cấp tín dụng, từng loại hình và phương thức cấp tín dụng phải được cụ thể, rõ ràng, ít điều chỉnh, bổ sung, đầy đủ nội dung cần thiết để đảm bảo cho các NHTMCP triển khai nghiệp vụ dễ dàng, đảm bào cho quy trình thực hiện từng hình thức, từng loại hình, phương thức cấp tín dụng được ổn định lâu dài, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật của các NHTMCP và KH.

Các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD là hiệu lực, hiệu quả, hợp lý, công bằng và bền vững đều có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại nhau. Cụ thể, khi quy định pháp luật về đa dạng hóa HĐTD chỉ có hiệu lực thi hành khi ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của các luật đã ban hành, nhằm đưa quy định pháp luật đi vào thực tiễn đời sống xã hội; mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của các NHTMCP, KH và mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước, trên cơ sở đảm bảo tiêu chí phù hợp trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD, giúp đạt được của nội dung QLNN so với các mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP đã đặt ra theo tiêu chí hiêu quả và qua đó đáp ứng được các yêu cầu sự ổn định về định hướng, về pháp lý và đảm bảo sự công bằng, hài hòa lợi ích cho các NHTMCP, KH và lợi ích chung cho phát triển kinh tế-xã hội theo tiêu chí bền vững…Tuy vậy, do tác động bởi nhiều yếu tố, làm cho kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP đạt được ở mức độ nhất định.

Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *