Tài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Các nhân tố tác động đến kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Các nhân tố tác động đến kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Trên cơ sở các tiêu chí kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng, các nhân tố tác động kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP bao gồm các nhóm nhân tố khách quan và chủ quan như sau:

  • Nhóm nhân tố khách quan

(i) Sự phát triển kinh tế-xã hội: Sự phát triển kinh tế-xã hội tạo thêm nhu cầu mới cho các NHTMCP mở rộng thêm các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. Qua đó, Nhà nước ban hành các quy định pháp luật và hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng và điều tiết trong quá trình đa dạng hóa HĐTD phù hợp tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Mặt khác, sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng về đa dạng hóa HĐTD phát huy hiệu quả.

(ii) Trình độ phát triển thị trường tài chính: Đối với thị trường tài chính phát triển, tự do hóa các giao dịch vốn, mở cửa thị trường tín dụng, sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tài chính, các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng đa dạng, tác động tích cực đến việc nâng cao mức độ đa dạng hoá HĐTD và mức độ đa dạng hoá HĐTD càng cao sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động tín dụng trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.

  • Nhóm nhân tố chủ quan

(i) Định hướng phát triển kinh tế-xã hội: Nội dung định hướng phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn đến kết quả đa dạng hóa HĐTD. Định hướng chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng, sẽ tác động đến hạn chế hay mở rộng HĐTD; qua đó, tác động đến định hướng phát triển, đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp, đến mức độ điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN đối với từng hình thức cấp tín dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và tác động đến kết quả hoạt động tín dụng về đa dạng hoá HĐTD.

(ii) Công tác xây dựng và triển khai đề án phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng: Công tác xây dựng và tổ chức triển khai các đề án liên quan đến đa dạng hóa HĐTD được thiết lập chi tiết, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai có hiệu quả. Việc cụ thể hóa các mục tiêu phát triển đa dạng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng, sẽ tác động tích cực đến hoạt động định hướng, điếu tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN hướng vào đa dạng hóa HĐTD và tác động làm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng về đa dạng hóa HĐTD.

(iii) Việc áp dụng phương pháp hoạt động tín dụng về đa dạng hoá HĐTD: Sử dụng phương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục vào quản lý nhà nước về đa dạng hoá HĐTD phù hợp với mục tiêu cần điều tiết, can thiệp của Nhà nước và phù hợp với nội dung, yêu cầu của kiềm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước; đồng thời, có những cách thức tác động phù hợp để đạt được mục tiêu trong quá trình hoạt động tín dụng về đa dạng hoá HĐTD, giúp cho hoạt động điều tiết, can thiệp và hoạt động đạt được kết quả cao. Áp dụng những lợi thế của từng phương pháp hoạt động tín dụng để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo sự phù hợp, đảm bảo cho sự ổn định lâu dài và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tín dụng.

(iv) Lựa chọn công cụ hoạt động tín dụng và hỗ trợ của Nhà nước về đa dạng hoá HĐTD: Lựa chọn công cụ hoạt động tín dụng về đa dạng hoá HĐTD phù hợp và sử dụng kịp thời theo yêu cầu quản lý nhà nước Sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh kịp thời, hợp lý trong việc mở rộng hay thu hẹp các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng, nhằm duy trì sự ổn định thường xuyên và lâu dài quá trình đa dạng hóa HĐTD. Sử dụng công cụ kế hoạch để tác động đến định hướng, nhằm đạt được các mục tiêu QLNN về đa dạng hoá HĐTD. Sử dụng công cụ chính sách nhằm điều tiết kịp thời, khuyến khích hay hạn chế việc mở rộng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng cho các lĩnh vực, các ngành.

Bên cạnh, Nhà nước sử dụng công cụ tài sản quốc gia, chính sách hỗ trợ về mặt bằng đất đai, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, hoạt động BLTD của Nhà nước,…tạo điều kiện cho các NHTMCP phát triển các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng bằng trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tín dụng.

(v) Sự tuân thủ, chấp hành pháp luật về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP và KH: Từ nhận thức đến quá trình mở rộng các hình thức cấp tín dụng, các NHTMCP và KH luôn có thái độ, lòng tin, ý thức đúng về phát luật, từ đó tạo lòng tin và thái độ tuân thủ các quy định của NHNN hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP. QLNN về đa dạng hoá HĐTD được kết quả cuối cùng, có hiệu lực, hiệu quả và sự ổn định từ sự tuân thủ, chấp hành pháp luật, tôn trọng các quy định về đối tượng cấp tín dụng, nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn tín dụng, lãi suất tín dụng, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của NHTMCP và KH,.. Qua hướng dẫn của NHNN sẽ tác động đến nhận thức của các NHTMCP và KH về lợi ích của đa dạng hóa HĐTD, giúp các NHTMCP phân tán, giảm thiểu rủi ro, gia tăng thu nhập, mở rộng được thị phần. Với nhận thức quan trọng đó, các NHTMCP sẽ chủ động mở rộng các hình thức cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, thúc đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa HĐTD, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD.

Các nhân tố tác động đến kết quả quản lý nhà nước về đa dạng hoá hoạt động tín dụng của các NHTMCP

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *