Tài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Phân loại thị trường mua bán nợ xấu

Phân loại thị trường mua bán nợ xấu

– Thị trường mua bán nợ xấu, xét theo quá trình luân chuyển vốn có thể được phân loại như sau:

+ Thị trường mua bán nợ xấu sơ cấp.

+ Thị trường mua bán nợ xấu thứ cấp.

Trong đó:

Thị trường mua bán nợ xấu sơ cấp là nơi khoản nợ xấu đầu tiên được giao dịch. Thị trường mua bán nợ xấu thứ cấp là nơi mua bán lại các khoản nợ xấu đã được trao đổi.

Có thể thấy thị trường nợ xấu sơ cấp và thị trường nợ xấu thứ cấp có quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Nếu không có thị trường nợ xấu sơ cấp thì sẽ không có hàng hóa để lưu thông trên thị trường nợ xấu thứ cấp, còn nếu không có thị trường nợ xấu thứ cấp thì không chuyển đổi các khoản nợ xấu thành tiền hoặc các quyền sở hữu khác (góp vốn cổ phần,…). Như vậy, chính thị trường nợ xấu thứ cấp góp phần quan trọng tạo điều kiện để thị trường nợ xấu sơ cấp phát triển.

👉👉👉 Xem thêm: Khái niệm thị trường mua bán nợ

– Thị trường mua bán nợ xấu, xét theo phương hướng phát triển có thể được phân loại như sau:

+ Thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng.

+ Thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu.

Trong đó:

Thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng là thị trường được xem xét ở phạm vi và quy mô hoạt động, thể hiện ở số lượng chủ thể tham gia thị trường, khối lượng nợ xấu được TCTD giao dịch,…

Thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu là thị trường được xem xét ở chất lượng mua bán nợ xấu, hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ,…

Thị trường mua bán nợ xấu muốn phát triển có thể diễn ra theo hai hướng chính là phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng, phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu hoặc kết hợp cả hai. Phương hướng phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng thông thường là để đánh giá sơ bộ về số lượng các chủ thể tham gia thị trường, khối lượng, giá trị nợ xấu được TCTD giao dịch trên thị trường. Còn sau đó, để đánh giá việc mua bán nợ xấu có hiệu quả, được xử lý triệt để và có giúp cho quá trình luân chuyển vốn nhanh hay không cần phải phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu, tìm cách giải quyết nợ xấu được công ty mua bán nợ mua về, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ. Nếu không quan tâm đến phát triển thị trường theo chiều sâu thì việc bán nợ xấu của TCTD cho các công ty mua bán nợ chỉ mang tính chất tạm thời, không bền vững.

Chính vì vậy phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều rộng cần phải kết hợp chặt chẽ với phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo chiều sâu để nợ xấu được giải quyết thật sự, góp phần lành mạnh hóa tài chính cho doanh nghiệp và các TCTD, từ đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Phân loại thị trường mua bán nợ xấu

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *