Khái niệm hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại
Các dịch vụ NH trên thế giới đã thực sự bùng nổ trong vòng 10 năm trở lại đây và làm thay đổi cách tiếp cận về các hoạt động cơ bản của một NHTM. Các NH trong khu vực và trên thế giới đã phát triển hoạt động hướng theo đối tượng KH, đây là một xu thế tất yếu vì nó đảm bảo quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, các dịch vụ được cung ứng một cách tốt nhất cho từng đối tượng KH, công tác kinh doanh, thị trường, sản phẩm mục tiêu có định hướng rõ ràng giúp NH đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Từ những lý do trên, cơ cấu tổ chức hoạt động của các NH có sự thay đổi, theo đó, NH phát triển theo mô hình khối, bao gồm hai khối chính là “khối NHBL – phục vụ đối tượng KH cá nhân ” và “khối NH bán buôn – phục vụ KH tổ chức”.
Thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” xuất phát bởi từ gốc tiếng Anh “Retail banking” được đưa vào sử dụng tại VN trong những năm đầu của thập kỷ 90. Mặc dù vậy, khái niệm này không hàm ý về một lĩnh vực hoạt động mới của NH mà là những hoạt động của NH nhằm phục vụ cho đối tượng KH cá nhân: Retail Banking is banking services for individual consumers [67].
Đã có một số quan điểm khác nhau khi đề cập tới hoạt động NHBL, có quan điểm cho rằng: “Hoạt động bán lẻ là những hoạt động giao dịch của NH phục vụ KH cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, hoặc theo một quan điểm khác thì “Retail Banking – hoạt động NHBL/nghiệp vụ NHBL là những dịch vụ tài chính gồm cho vay trả dần, vay thế chấp, tín dụng chứng khoán, nhận tiền gửi và các tài khoản cá nhân”.
Tuy nhiên theo các chuyên gia của một số NHTMVN thì: “Hoạt động ngân hàng bán lẻ là những hoạt động giao dịch của NH phục vụ KH cá nhân và hộ gia đình” [40].
Trong thực tế thì các NH trên thế giới cũng như các NHTMVN đã và đang thực hiện tái cấu trúc mô hình tổ chức hoạt động hướng theo hai đối tượng KH chính là KH cá nhân và KH tổ chức. Từ đó việc nghiên cứu thị trường, thiết kế mã sản phẩm hay ban hành các văn bản chính sách, quy trình, quy chế, các sản phẩm dịch vụ, biểu phí, lãi suất…đều được thiết kế riêng cho từng đối tượng KH cá nhân và KH tổ chức.
Vì vậy, theo quan điểm của tác giả thì: “Hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại là hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ phục vụ đối tượng KH cá nhân và hộ gia đình thông qua các kênh phân phối khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên quan đến quá trình sử dụng nguồn tài chính của các cá nhân và hộ gia đình trong xã hội”.
Pingback: Vai trò của hoạt động ngân hàng bán lẻ - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Các hoạt động ngân hàng bán lẻ - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Kênh phân phối trong hoạt động ngân hàng bán lẻ - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Kinh nghiệm quản trị rủi ro và phát triển tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng Thái Lan - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Quan điểm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ