Kinh tếQuản lý côngTin chuyên ngành

Điều kiện thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công của chính quyền địa phương

Phân cấp quản lý đầu tư công của chính quyền địa phương là xu thế tất yếu khách quan. Một là, phân cấp quản lý đầu tư công của CQĐP nhằm khắc phục những hệ lụy do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong ĐTC. Hai là, phân cấp quản lý đầu tư công của CQĐP nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và chi phí thực hiện ĐTC, nâng cao hiệu quả ĐTC nhờ những lợi thế của các cấp CQĐP trong quản lý đầu tư công. Trên cơ sở đó, phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP phải đảm bảo điều kiện thực hiện nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, vai trò của người dân địa phương

Người dân là tập hợp những người thuộc mọi tầng lớp, giai cấp cùng sinh sống trong một vị trí địa lý nhất định. Với tư cách là chủ sở hữu đối với ĐTC, người dân ĐP có quyền nói lên tiếng nói của mình đối với các hoạt động quản lý ĐTC nhằm hướng đảm bảo lợi ích của mình và phát triển KT – XH của ĐP. Cơ chế để người dân có thể nói lên quan điểm của mình khá đa dạng. Trong đó, phổ biến là thông qua các đại biểu dân cử hoặc thông qua các tổ chức xã hội dân sự.

Đại biểu dân cử do dân bầu ra, đại diện cho quyền lợi của người dân trong các thiết chế hoặc tổ chức xã hội. Đại biểu dân cử có vai trò quan trọng trong đại diện người dân ĐP để chất vấn, buộc các cơ quan nhà nước phải trả lời những vấn đề liên quan đến quản lý ĐTC mà người dân quan tâm cũng như việc sử dụng các nguồn lực của nhân dân trao cho nhà nước thông qua thuế.

Tổ chức xã hội dân sự là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý (UNDP, 2006). Các tổ chức xã hội dân sự đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị của thành viên của mình hoặc của những người khác. Các tổ chức xã hội dân sự bao gồm các tổ chức quần chúng (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội nông dân…); hiệp hội; các tổ chức không yêu cầu thành viên (Quỹ từ thiện, Trung tâm bảo trợ xã hội…) và các tổ chức dựa vào cộng đồng (VUFO, 2006). Các tổ chức xã hội dân sự có vai trò quan trọng trong việc phản ánh các vấn đề quản lý ĐTC như thông qua truyền thống đại chúng và tạo nên dư luận công đối với vấn đề nào đó để thu hút sự chú ý của công chúng và các cơ quan hoạch định chính sách, thực hiện vận động chính sách (theo nghĩa tích cực), đối thoại trực tiếp, tương tác với các cơ quan hoạch định chính sách…

Phân cấp quản lý đầu tư công của CQĐP gắn liền với việc thiết lập các cơ chế có hiệu lực liên quan đến các đại biểu dân cử cũng như các tổ chức xã hội dân sự để người dân ĐP truyền đạt ý nguyện và các ưu tiên của mình tới CQĐP để từ đó các cấp CQĐP có thể thực hiện quản lý ĐTC đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân ĐP. Điều này, cùng với yêu cầu về minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình sẽ khuyến khích người dân tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình quản lý ĐTC để bảo vệ lợi ích của mình và của cộng đồng.43

Thứ hai, minh bạch thông tin.

Minh bạch thông tin quản lý ĐTC được hiểu là công bố chính xác, công khai, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời các thông tin về quản lý ĐTC. Trong phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP, minh bạch thông tin quản lý ĐTC là điều kiện quan trọng. Trên thực tế, nhiều người dân không có đủ thông tin về hoạt động quản lý ĐTC của các cấp CQĐP. Đây là lý do khiến người dân ĐP không thể tham gia kiểm soát các hoạt động quản lý ĐTC của CQĐP cũng như kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm báo cáo của CQĐP về hoạt động quản lý ĐTC của mình với tư cách là chủ sở hữu ĐTC.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, người dân ĐP mong muốn tiếp cận được đến các thông tin quản lý ĐTC của CQĐP các cấp để có thể giúp CQĐP các cấp đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, giảm được chi phí cơ hội không cần thiết. Nếu không minh bạch thông tin, người dân ĐP không thể tham gia đóng góp ý kiến về quản lý ĐTC dễ dẫn đến tình trạng CQĐP quản lý ĐTC dựa trên ý chí chủ quan, tham vọng quản lý mà không sát với nhu cầu của người dân ĐP, người dân cản trở hoặc không sử dụng các công trình, DA ĐTC đó.

Thứ ba, trách nhiệm giải trình

Các chương trình, DA ĐTC thường là những chương trình, DA có thời gian kéo dài, đòi hỏi vốn lớn, tiềm ẩn những nguy cơ lớn về tham nhũng, thất thoát nguồn lực ĐTC, chậm tiến độ cũng như chất lượng và chi phí thực hiện công trình, DA. Do đó, phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP đòi hỏi phải gắn liền với trách nhiệm giải trình của các cấp CQĐP trong quản lý ĐTC.

Trách nhiệm giải trình là việc cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý ĐTC và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đó (Võ Kim Sơn, 2011). Trách nhiệm giải trình bao gồm hai yếu tố: khả năng giải đáp và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Theo đó, khả năng giải đáp là việc yêu cầu các cấp CQĐP phải có khả năng giải đáp theo định kỳ những vấn đề liên quan đến việc các cấp CQĐP đã sử dụng thẩm quyền của mình như thế nào, những nguồn lực được sử dụng vào đâu và với các nguồn lực đó đã đạt được kết quả gì (Hà Ngọc Anh, 2020). Chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra phản ánh nhu cầu về việc phải có thể dự đoán được những hậu quả, không nhất thiết mang tính trừng pháp, không nhất thiết phải tính bằng tiền và không nhằm vào cá nhân cụ thể (Hà Ngọc Anh, 2020). Các cấp CQĐP phải chịu trách nhiệm cả về sử dụng thẩm quyền, cả về việc sử dụng nguồn lực công và giải trình kết quả thu được nên trách nhiệm giải trình của các cấp CQĐP trong phân cấp quản lý ĐTC bao gồm trách nhiệm giải trình về việc quản lý ĐTC đối với cấp trên về việc tuân thủ các chính sách, pháp luật do cấp trên ban hành và đối với người dân ĐP – đối tượng chịu tác động về chất lượng phục vụ của mình. Khi các khiếu kiện, khiếu nại của người dân về ĐTC được giải đáp thỏa đáng, người dân sẽ có niềm tin vào các cấp chính quyền, ủng hộ các quyết định quản lý ĐTC. Từ đó phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP sẽ đạt được tính hiệu quả. Ngược lại, nếu thiếu những cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình thì việc đưa các cấp CQĐP đến gần người dân một mặt không đảm bảo nó sẽ phục vụ người dân tốt hơn, mặt khác lại đưa nó ra xa khỏi tầm quản lý của cấp trên.

Thứ tư, nguồn lực ngân sách

ĐTC là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, DA nhằm mục tiêu KT – XH. Các chương trình, DA ĐTC thường là những DA đòi hỏi vốn lớn, thời gian kéo dài. Trong khi đó, phần lớn nguồn vốn ĐTC đến từ NS. Do đó, nguồn lực NS là điều kiện quan trọng để các cấp CQĐP thực hiện các nhiệm vụ quản lý đầu tư công được phân cấp. Biểu hiện rõ nhất đó là các cấp CQĐP phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư nhưng nhưng nguồn NS hạn hẹn đồng nghĩa với việc nguồn VĐT bị giới hạn. Từ đó, các cấp CQĐP thiếu chủ động trong bố trí vốn ĐTC và giải ngân vốn ĐTC dẫn đến nợ đọng, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả phân cấp quản lý đầu tư công. Vì vậy, thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP gắn liền với mở rộng nguồn lực NS của các cấp CQĐP.

Nguồn: Luận án tiến sĩ Quản lý công “Phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *