Kế toánTin chuyên ngành

Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu công bố thông tin bắt buộc, tự nguyện

Trong các nghiên cứu về mức độ Công bố thông tin không thể thiếu hệ thống chỉ tiêu công bố làm căn cứ khảo sát thực trạng của các DNNY. Tuỳ thuộc vào các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các tác giả có thể sử dụng các hệ thống chỉ tiêu công bố của các tổ chức quốc tế như nghiên cứu của Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016)[4] sử dụng nguyên tắc quản trị của OECD (2004) để tính điểm CBTT. Trong nghiên cứu của Ali và cộng sự (2004), trích trong Nguyễn Trọng Nguyên (2016)[26] cho rằng những đất nước thuộc nền kinh tế mới nổi muốn gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài cần phải tăng cường cải thiện chất lượng BCTC của doanh nghiệp vì vậy các tác giả đã xem xét việc tuân thủ 14 chuẩn mực kế toán ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh dựa trên danh mục công bố bắt buộc gồm 131 chỉ mục theo yêu cầu của 14 chuẩn mực kế toán nói trên để đo lường sự tuân thủ. Nghiên cứu của Tạ Quang Bình (2012)[115] xây dựng hệ thống chỉ mục Công bố thông tin tự nguyện dựa trên các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài, đặc biệt là các nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển. Từ danh mục đã được tổng hợp, tác giả tiến hành đối chiếu với yêu cầu về Công bố thông tin bắt buộc tại Việt Nam ở thời điểm nghiên cứu để loại trừ các thông tin được coi là thông tin bắt buộc. Sau đó, bộ chỉ mục này tiếp tục được gửi đến các chuyên gia để xin ý kiến và hiệu chỉnh trước khi tiến hành thực hiện khảo sát. Cuối cùng, bộ chỉ mục chính thức về Công bố thông tin tự nguyện của tác giả sử dụng gồm có 72 chỉ mục và được chia thành 6 nhóm: thông tin chung về doanh nghiệp, thông tin tài chính, thông tin hướng tới tương lai, thông tin về nhân viên, trách nhiệm xã hội và chính sách môi trường, công bố cơ cấu HĐQT.

Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) [30] khảo sát mức độ CBTT tổng hợp bao gồm chỉ số CBTT bắt buộc và chỉ số CBTT tự nguyện. Chỉ số CBTT bắt buộc được tính toán dựa trên các chỉ mục thông tin được quy định cụ thể trong “Hệ thống báo cáo tài chính theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư bổ sung có liên quan. Chỉ số CBTT tự nguyện được tính toán theo hệ thống chỉ mục thông tin còn lại được yêu cầu công bố trong hệ thống chuẩn mực kế toán VN nhưng không được cụ thể trong chế độ kế toán. Sau khi tổng hợp, nhóm tác giả đã sử dụng 165 mục thông tin để khảo sát bằng cách cho điểm theo phương pháp không trọng số.

Xem thêm: Các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin

Phạm Đức Hiếu & Đỗ Thị Lan Hương (2015)[108] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT tự nguyện của các DNNY trên TTCK Việt Nam đã dựa trên danh sách gồm 84 chỉ mục trong nghiên cứu của Vu (2012)[119] nhưng đã được loại đi các thông tin đã được yêu cầu công bố trong TT52/2012/TT-BTC. Danh sách cuối cùng được nhóm tác giả sử dụng có 42 chỉ mục được chia thành 4 nhóm đó là thông tin doanh nghiệp và chiến lược (11 chỉ mục); thông tin tài chính và thị trường vốn (14 chỉ mục); thông tin dự báo (8 chỉ mục) và thông tin báo cáo xã hội (9 chỉ mục).

Nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngọc (2018) [25] dựa trên hệ thống chỉ mục từ nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)[30] đã xây dựng và bổ sung danh mục khảo sát với 165 chỉ mục thông tin bao gồm thông tin từ BCĐKT; thông tin từ Báo cáo KQKD và thuyết minh liên quan đến BCKQKD; thông tin từ Báo cáo LCTT và thuyết minh liên quan đến BCLCTT; thông tin từ thuyết minh BCTC theo TT 200/2014/TT-BTC; thông tin thuyết minh BCTC theo thông tư 210/2009; thông tin thuyết minh BCTC theo chuẩn mực kế toán – không được trình bày trong biểu mẫu của TT220/2014/TT-BTC; thông tin khác về DNNY.

Nghiên cứu của Lê Xuân Thái, Trương Đông Lộc (2019)[35] sử dụng bộ tiêu chí của Standard&Poor (S&P) kết hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam để đo lường mức độ minh bạch và CBTT. Trong nghiên cứu này chỉ số minh bạch và CBTT của nhóm tác giả được tính dựa trên 3 thành phần chính: Công bố thông tin cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (18 điểm); CBTT tài chính (50 điểm) và CBTT cơ cấu HĐQT và điều hành công ty (30 điểm). Tổng số điểm của công ty đạt tối đa trên bảng hỏi là 98 điểm (100%).

Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Thu (2019)[33] sử dụng phương pháp tiếp cận khách quan với việc sử dụng bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin của tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poors (S&P) và có bổ sung thêm yêu cầu về CBTT theo thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính để đo lường mức độ CBTT của doanh nghiệp đồ uống niêm yết.

Nghiên cứu của Hồ Thị Thuỷ Tiên, Hoàng Mạnh Khánh (2020)[36] dựa trên bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông tin của Standard and Poors (S&P), các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty và CBTT để lượng hoá mức độ minh bạch thông tin của các DNNY trên TTCK Việt Nam.

Nguồn: Luận án Kế toánCông bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *