Các hình thức xuất khẩu lao động
Các hình thức xuất khẩu lao động
Có 5 hình thức xuất khẩu lao động (còn gọi là kênh xuất khẩu lao động), đó là:
Xuất khẩu lao động thông qua các đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động:
Hình thức xuất khẩu lao động này hiện này là phổ biến nhất, các doanh nghiệp được cấp phép XKLĐ, thông qua hoạt động của mình, họ tìm kiếm đối tác ở nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, thông qua đàm phán, ký kết theo các nội dụng cụ thể theo quy định của luật pháp 2 bên để có cơ sở tuyển chọn lao động trong nước (với yêu cầu cụ thể của đối tác như về tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…), sau khi học tập định hướng hoặc bồi dưỡng khác sẽ thực hiện ký kết hợp đồng với lao động tuyển chọn và tổ chức đưa sang phía nước tiếp nhận lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn.
Xuất khẩu lao động thông qua hệ thống ưu đãi :
Các nước nhận lao động đưa ra các hình thức tiếp nhận, trong đó có hình thức “Thẻ” được quy định bởi một số tiêu chí đặc thù như hệ thống thẻ vàng của Hàn Quốc, loại thẻ này chỉ tiếp nhận lao động có trình độ chuyên môn cao (thường là các kỹ thuật viên, tốt nghiệp đại học thông thạo ngôn ngữ để làm việc trong các vị trí quan trọng), Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hình thức này, chủ yếu là kỹ sư, chuyên gia, lương của loại lao động này khá cao và họ được chủ động lựa chọn công việc khi sang Hàn Quốc. Đại học Bách khoa Hà Nội là nơi có số lượng người đông nhất sang Hàn Quốc làm việc theo hình thức này (đợt đầu tiên là 42 người)
Xem thêm : Xuất khẩu lao động là gì? Khái niệm xuất khẩu lao động
Ở Đức có hệ thống thẻ xanh, thường chỉ nhận lao động trong cộng đồng EU. Đầu những năm 2000, nước này có nhu cầu nhận 20.000 lao động nước ngoài đến làm việc nhưng hạn chế ở các nước trong khối EU.
Xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng tu nghiệp sinh, thực tập sinh:
Hình thức này khi nhận lao động thường núp dưới bóng tu nghiệp sinh hoặc thực tập sinh, theo nguyên lý thì các học viên đang học chuyên môn kỹ thuật tại các trường sang tu nghiệp, lao động thực tế trong thời hạn nhất định, với mức thu nhập, thù lao theo thoả thuận không theo mức lương nước bản địa cũng như các chế độ lao động khác, tuy nhiên một số nước đã lợi dụng con đường này để tiếp nhận lao động và được hiểu là XKLĐ vì quyền lợi của người lao động do hai bên thoả thuận phù hợp với người lao động. (hiện tại Nhật Bản đang áp dụng hình thức này nhiều nhất).
Xuất khẩu lao động do người lao động ký trực tiếp với chủ lao động ngoài nước:
Hình thức này thường xảy ra ở hai phương diện, khi người lao động hoàn thành hợp đồng về nước mà trước đó do một doanh nghiệp tổ chức đưa đi, khi tái xuất họ trực tiếp ký với người sử dụng lao động nước ngoài mà không thông qua cơ quan môi giới, hoặc là do giới thiệu, giao dịch trên mạng,… mà họ trực tiếp ký với nhau và khi làm thủ tục XKLĐ thì người lao động chỉ đăng ký qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi xuất cảnh.
Xuất khẩu lao động do người lao động tự đi ra nước ngoài tìm việc
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam chủ yếu diễn ra ở 3 kênh đầu tiên trong khuôn khổ “Di trú thể nhân có tổ chức” thực hiện bởi các pháp nhân kinh tế của nước nhận và cử lao động trên cơ sở:
+ Thoả thuận giữa hai chính phủ về quan hệ cung – cầu lao động
+ Thoả thuận giữa tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài
+ Thoả thuận giữa tổ chức phi Chính phủ Việt Nam Nam và tổ chức phi chính phủ khu vực nước ngoài
+ Thoả thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài
+ Thoả thuận giữa người lao động Việt Nam và nhà tuyển dụng nước ngoài. [53] .
Việc tổ chức xuất khẩu lao động có thể được xếp thành 5 loại gồm: Doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động, doanh nghiệp nhận thầu làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài dạng thực tập sinh, tu nghiệp sinh, tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Di cư lao động quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh quốc tế hoá tự do dịch vụ thương mại thì sự di chuyển lao động lao động giữa các nước tìm kiếm việc làm lại càng diễn ra sôi động. Theo ước tính, hiện nay có khoảng gần 200 triệu người di cư trên thế giới, bình quân 35 người trên thế giới thì có 1 người sống và làm việc ngoài đất nước họ.