Tài Chính - Ngân HàngTin chuyên ngành

Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn luôn tồn tại và bản thân mỗi ngân hàng không thể triệt tiêu rủi ro mà phải đương đầu với rủi ro. Có nhiều cách phân chia rủi ro của NHTM.

Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính được phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng.

Hay Steinwand (2000) cho rằng rủi ro lớn phải mà các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt như sau:

Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt

Rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động Rủi ro chiến lược
Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro quản trị
Rủi ro giao dịch Rủi ro nguồn nhân lực Hiệu quả giám sát và cấu trúc quản trị kém
Rủi ro danh mục Rủi ro thông tin và công nghệ
Rủi ro thanh khoản Rủi ro gian lận
Rủi ro thị trường Rủi ro pháp lý và sự
tuân thủ
Rủi ro danh tiếng
Rủi ro lãi suất   Rủi ro kinh doanh bên ngoài
Rủi ro tỷ giá   Rủi ro sự kiện
Rủi ro danh mục đầu tư    
Nguồn: Steinwand (2000)

Những loại rủi ro mà các tổ chức tài chính phải đối mặt gồm có năm loại như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro hệ thống (Altman, 1998)

Khác với cách phân loại ở trên, theo Angelopoulos and Mourdoukoutas (2001) rủi ro có thể được phân loại thành hai nhóm: rủi ro truyền thống và phi truyền thống rủi ro. Rủi ro truyền thống là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro chính trị và pháp lý và rủi ro hoạt động. Rủi ro phi truyền thống là rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro xử lý nợ (liquidation risk), rủi ro về giá, rủi ro danh mục đầu tư và rủi ro tài chính phái sinh.

Có nhiều loại rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng, theo Bessis (2002) các ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro: Rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro khác.

  • Rủi ro hối đoái:

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính.

Tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động, sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thi nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

  • Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng.

Lãi suất của ngân hàng (cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) thường xuyên biến động với mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng có liên quan chặt chẽ với nhau.

  • Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến.

Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.

  • Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.

  • Các rủi ro khác:

Ngoài các loại rủi ro ở trên thì theo Bessis (2002) thì còn có các loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro lệch hạn, rủi ro tính thanh khoản thị trường, rủi ro hoạt động

Như vậy, trong hoạt động của ngân hàng các ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong đó rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và việc hiểu các thành phần rủi ro cho phép các ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Trong các loại rủi ro các ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất, đây là loại rủi ro phụ thuộc cả về phía khách hàng và ngân hàng (Wang, 2013).

Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Ngọc Thi

Tôi luôn muốn góp một phần nhỏ những kinh nghiệm của mình giúp các anh chị hoàn thành tốt luận án tiến sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *