Kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Agribank
Kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Agribank
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nƣớc cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung thông tƣ 44/2011/TT-NHNN để tạo điều kiện hơn nữa cho kiểm toán nội bộ hoạt động hữu hiệu, cụ thể là:
Cần sớm ban hành thông tƣ về quản lý rủi ro, nếu không ban hành đƣợc khung quản lý rủi ro tối thiểu thành một quy định riêng thì có thể bổ sung vào thông tƣ 44 các quy định về quản lý rủi ro, tạo điều kiện cơ chế quản lý rủi ro sớm đi vào thực hiện, từ đó hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ có nhiều thuận lợi.
Thông tƣ 44/TT-2011 cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm đối với từng cá nhân nhƣ Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trƣởng ban BKS, Tổng giám đốc…về việc phải thiết lập và vận hành hệ thống KSNB hữu hiệu. Nếu hệ thống này không đƣợc thiết kế và hoạt động hiệu quả, bị vô hiệu hoá, xảy ra tổn thất thì chế tài với các cá nhân đó là gì. Việc quy định đích danh trách nhiệm của các cá nhân sẽ làm cho các quy định có tính thực tế hơn, là động lực để các lãnh đạo chủ chốt tăng cƣờng nỗ lực cao nhất hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung, kiểm toán nội bộ nói riêng.
Hƣớng dẫn cụ thể quy định báo cáo của ban kiểm soát lên NHNN một cách thƣờng xuyên hoặc đột xuất đây cũng là chủ sở hữu của Agribank và quy định NHNN phải có ph c đáp trở lại với báo cáo này sau một thời gian nhất định.
Cũng cần phải quy định rõ, nếu Kiểm toán nội bộ bằng những nghiệp vụ kiểm toán cơ bản mà không phát hiện ra các sai phạm trong quy trình, gây tổn thất cho ngân hàng thì cũng phải chịu chế tài xử phạt, gánh một phận trách nhiệm vật chất trong tổn thất của đơn vị.
Quy định về quỹ lƣơng cho BKS và kiểm toán nội bộ: Thông thƣờng, số lƣợng KTVNB chiếm khoảng 1% số lƣợng nhân viên, vậy ngân hàng cũng phải tạo lập một quỹ lƣơng tƣơng xứng để duy trì, vận hành tốt ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ.
Cần quy định về việc các KTVNB phải nâng cao trình độ, phải có chứng chỉ hành nghề kiểm toán, nếu chƣa có chứng chỉ, bằng cấp tƣơng xứng thì chỉ đƣợc làm trợ lý kiểm toán…
Thứ hai, nhằm đánh giá tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ của Agribank, NHNN với vai trò là chủ sở hữu cần thƣờng xuyên tiến hành thanh tra, giám sát xem xét, đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của hệ thống KSNB, KTNB của Agribank để đảm bảo rằng hệ thống KSNB và KTNB đƣợc tổ chức và hoạt động tốt. Muốn đánh giá đƣợc thì cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của Trƣởng ban kiểm soát, Trƣởng kiểm toán nội bộ cụ thể hơn hiện nay, gắn liền với các trách nhiệm vật chất; khẩn trƣơng thiết lập nghĩa vụ thông tin báo cáo đột xuất hoặc thƣờng xuyên tới chủ sở hữu và thanh tra NHNN những vấn đề lớn hoặc các giao dịch lớn.
Thứ ba, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải xem xét lại ngay việc Thanh tra đồng thời kiêm đại diện vốn Chủ sở hữu của Nhà nƣớc tại Agribank. Do Thanh tra vừa kiểm tra, giám sát, vừa đại diện tham gia vốn góp, nên Thanh tra “không chặt” mà quản lý cũng “không xong”. NCS kiến nghị nên chỉ định một cơ quan khác của NHNN để đại diện vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả. Chỉ khi nào có sự phân tách chức năng hiệu quả, không chồng chéo thì hoạt động của Agribank mới trở nên lành mạnh và bền vững hơn, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán nội bộ khởi sắc và đóng góp thêm nhiều giá trị cho NH.
Thứ tư, tiến hành việc làm đầu mối trả lƣơng thƣởng và bổ nhiệm kiểm toán nội bộ cho NH. Lâu nay, kiểm toán nội bộ thƣờng bị ảnh hƣởng tính độc lập của mình vì lƣơng, thƣởng do ban giám đốc NH chi trả, vì thế các KTV phải linh hoạt, làm mềm dẻo các khuyến nghị của mình nhằm đạt đƣợc sự cân bằng giữa tính độc lập và lợi ích của bản thân, bởi vậy khó có thể làm việc một cách độc lập và khách quan đ ng nghĩa. Thiết nghĩ, nếu các NHTM chuyển quỹ lƣơng để NHNN làm đầu mối chi trả cho kiểm toán nội bộ cùng với việc bổ nhiệm cán bộ sẽ giải quyết đƣợc vấn đề tính độc lập của kiểm toán nội bộ và không bị phụ thuộc vào ý chí của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc… Thậm chí, khi trả lƣơng chỉ nên trả theo tỉ lệ nhất định, phần còn lại sẽ đƣợc phong toả và đƣợc thanh toán sau một thời gian nhất định nếu xét thấy công việc của kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả cao, từ đó tạo ra cơ chế gắn liền trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ với công việc.
2. Kiến nghị với Chính phủ và với cơ quan quản lý nhà nƣớc
Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam, cần phải xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ.
Rõ ràng trong thời gian qua, nếu nhƣ Kiểm toán Nhà nƣớc và Kiểm toán độc lập đã nhận đƣợc sự quan tâm phát triển và do đó gặt hái đƣợc nhiều thành tựu thì loại hình kiểm toán nội bộ chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật kiểm toán độc lập, Luật Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣng văn bản quy định về KTNB vẫn sử dụng Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành năm 1997, Thông tƣ 171 năm 1998 hƣớng dẫn kiểm toán nội bộ tại DNNN…Các quy định này không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Do đó, kiến nghị với Chính phủ trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các văn bản quy định thống nhất về bản chất, chức năng, trách nhiệm quyền hạn… của bộ phận KTNB trong các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Trong đó, cần mạnh dạn quy định về tính cƣỡng chế, bắt buộc khắc phục sửa chữa những sai phạm của doanh nghiệp theo kết luận của kiểm toán nội bộ; bảo vệ đƣợc quyền lợi, vị trí công tác, việc làm của kiểm toán viên nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm toán nội bộ.
Thứ hai, cho tới thời điểm này ở Việt Nam chƣa có một tổ chức nghề nghiệp nào về kiểm toán nội bộ. Do đó, Chính phủ và Bộ tài chính cần khuyến khích sự phát triển của kiểm toán nội bộ, chẳng hạn nhƣ thành lập hiệp hội KTVNB, tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp và kiểm toán nội bộ, tổ chức thi và cấp chứng chỉ về kiểm toán nội bộ cho các KTVNB. Chính phủ cần xem xét những chuẩn mực KTNB quốc tế và xây dựng chuẩn mực KTNB cho Việt Nam phù hợp với các thông lệ quốc tế. NCS xin đƣa ra những chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế hiện nay đã đƣợc áp dụng trên thế giới để tham khảo (Phụ lục 3). Bên cạnh đó, Chính phủ và Bộ tài chính cũng cần có những quy định về chế độ đãi ngộ đối với những ngƣời làm công tác KTNB, ví dụ nhƣ chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp…nhằm tạo ra sức h t đối với nghề KTNB và tạo cho KTNB có một vị thế nhất định trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong các NHTM